Nếu bạn muốn dùng thử berberine như một chất giúp tăng cường sức khỏe, bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc, cửa hàng y tế. Tuy nhiên, an toàn hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi loại chất này rất mạnh và có một loạt các tác dụng sinh học khác.
2. Curcumin

Curcumin là chất gì?
Chúng là một hoạt chất có trong củ nghệ, được sử dụng làm gia vị phổ biến trên thế giới. Bên cạnh đó, nghệ còn được sử dụng như một loại thảo dược hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh tại Ấn Độ trong hàng ngàn năm nhờ những lợi ích thần kỳ.
Củ nghệ có chứa chất curcumin, một chất giúp tăng cường sức khỏe mạnh mẽ và được nghiên cứu kỹ lưỡng trong những năm gần đây.
Công dụng của curcumin là gì?
♦ Chống viêm, đặc biệt viêm xương khớp:
Curcumin trong củ nghệ có thể chống viêm nhờ ngăn chặn, ức chế các tín hiệu gây viêm nhiễm có liên quan đến NF-kB (một loại protein điều khiển gene). Curcumin hiệu quả đến mức được so sánh với các loại thuốc chống viêm trong một số nghiên cứu, mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Ví dụ: Trong một nghiên cứu ở 45 người bị viêm khớp dạng nhẹ, 500 mg curcumin mỗi ngày hiệu quả hơn so với thuốc chống viêm diclofenac.
♦ Chống oxy hóa mạnh mẽ:
Curcumin có khả năng chống oxy hóa mạnh, đôi khi còn được so sánh với vitamin C, E. Bản thân chúng có thể trung hòa các gốc tự do, sau đó kích thích enzyme tự nhiên chống oxy hóa, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da, mầm bệnh.
♦ Chống trầm cảm:
Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng, curcumin có khả năng ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Thực tế, chúng được chứng minh hiệu quả hơn loại thuốc prozac chống trầm cảm.
Một điều hạn chế, điểm yếu của curcumin là: Khả năng được hấp thụ vào cơ thể kém, vì vậy để đạt được những công dụng tương tự curcumin, bạn tốt nhất nên bổ sung các loại có chứa piperine/bioperine, chúng có khả năng hấp thụ vào cơ thể đến 2000%.
Bạn có thể tìm mua curcumin tại các hiệu thuốc gần nhà.
3. Men gạo đỏ

Men gạo đỏ là gì?
Là một chế phẩm từ gạo được chế biến bằng phương pháp lên men gạo với loại men Monascus purpureus.
Công dụng của men gạo đỏ là gì?
♦ Giảm cholesterol, bệnh tim mạch:
Tương tự như thuốc statin – loại thuốc kê đơn phổ biến trên thế giới dùng để giảm cholesterol trong máu, trong men gạo đỏ có chứa một lượng nhỏ monacolin K, thành phần có trong thuốc statin Lovastatin.
Theo đánh giá sau 93 nghiên cứu, gạo men đỏ làm giảm tổng lượng cholesterol trung bình 34 mg/dL, cholesterol LDL (có hại) xuống 28 mg/dL và triglyceride 35mg/dL. Thêm vào đó, chất bổ sung trong men gạo đỏ làm tăng cholesterol HDL (tốt) lên 6 mg/dL.
Để minh chứng điều đó, một nghiên cứu gồm 5.000 người ở Trung Quốc đã trải qua cơn đau tim được sử dụng men gạo đỏ và giảm 45% nguy cơ đau tim sau đó, đồng thời nguy cơ tử vong do đau tim trong thời gian nghiên cứu cũng giảm 33%.
Tuy nhiên, lượng hoạt chất trong men gạo đỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất, phương pháp…
Theo FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã ra quyết định rằng, các sản phẩm men gạo đỏ đều là thuốc, không phải thực phẩm chức năng do có monacolin K.
Vì thế, một số sản phẩm có thể sẽ không mang lại hiệu quả thực sự, do các nhà sản xuất chỉ sử dụng một lượng nhỏ monacolin K trong các loại thực phẩm bổ sung để tránh quy định của FDA.
4. Tỏi

Tỏi có chứa chất gì?
Tỏi là một thành phần phổ biến dùng làm gia vị nấu ăn phổ biến hàng ngàn năm trên thế giới, kể cả người Hy Lạp và La Mã.
Trong tỏi có chứa allicin rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Tỏi có tác dụng gì?
♦ Giảm cholesterol xấu:
Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất allicin trong tỏi có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần 10% và cholesterol LDL 15%.
Điều đặc biệt, nếu là tỏi lâu năm, sử dụng chiết xuất từ chúng có thể là một trong những cách làm giảm huyết áp nhanh đáng kể, bởi huyết áp cao là một trong những yếu tố chính gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, bệnh thận, tử vong sớm.
Ở những người có mức huyết áp thường xuyên tăng cao, tỏi có thể giúp hạ mức huyết áp xuống gần mức an toàn, bình thường.
Cụ thể hơn, trong một nghiên cứu 210 người bị huyết áp cao, khi cho họ sử dụng các loại thực phẩm bổ sung chiết xuất từ tỏi lâu năm thậm chí có thể giúp điều hòa huyết áp hiệu quả hơn atenolol.
♦ Tăng cường miễn dịch, chống cảm lạnh:
Ngoài công dụng chính như trên, tỏi còn có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.
Tuy 4 loại chất bổ sung trên được xem có tác dụng tương đương một số loại thuốc điều trị, nhưng dù hiệu quả như thế nào cũng không thể thay thế hoàn toàn một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng tốt, tập luyện thể thao.
Nếu muốn phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm tự nhiên có chứa 4 loại chất giúp tăng cường sức khỏe trên vào bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các chất bổ sung berberine, curcumin, allicin, monacolin K đều có tác dụng mạnh mẽ, vì thế chỉ nên dùng vừa đủ, không nên lạm dụng.
Trường hợp bạn đang gặp các vấn đề bệnh lý, đang điều trị theo các liệu trình, phương pháp cụ thể, nếu muốn bổ sung các chất trên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
VI NGUYỄN / HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!