backup og meta

Ăn chuối có tác dụng gì: 10 lợi ích to lớn trong loại trái cây giá rẻ

Ăn chuối có tác dụng gì: 10 lợi ích to lớn trong loại trái cây giá rẻ

Chuối không những có hương vị thơm ngon đặc trưng mà tác dụng của chuối với sức khỏe cũng rất lớn. Cụ thể ăn chuối có tác dụng gì? Để rõ hơn về những tác dụng của quả chuối, mời bạn xem ngay bài viết dưới đây.

Hãy cùng tìm Hellobacsi hiểu tất cả chuối có tác dụng gì và những thông tin về món trái cây vô cùng quen thuộc này. 

1. Chuối chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu

ăn chuối có lợi ích gì

Chuối chứa lượng chất xơ và một số chất chống oxy hóa vừa đủ. Theo thống kê, một quả chuối nặng khoảng 118 gram có những dưỡng chất sau:

  • Kali: 9% RDI (*)
  • Vitamin B6: 33% RDI
  • Vitamin C: 11% RDI
  • Magie: 8% RDI
  • Đồng: 10% RDI
  • Mangan: 14% RDI
  • Carbs: 24 gram
  • Chất xơ: 3,1 gram
  • Protein: 1,3 gram
  • Chất béo: 0,4 gram

(*) RDI – Reference Daily Intake: Lượng tiêu thụ tham khảo hàng ngày

Điểm đáng chú ý là chuối chỉ chứa khoảng 105 calo và hầu như chỉ bao gồm nước và carbohydrate. Dựa trên số liệu vừa nêu, có thể thấy lượng protein trong chuối rất ít và gần như không chứa chất béo. Chính những yếu tố này khiến loại quả này trở thành lựa chọn “thân thiện” với những người ăn kiêng.

2. Ăn chuối để kiểm soát lượng đường huyết

ăn chuối có tác dụng gì
Tác dụng của quả chuối giúp kiểm soát lượng đường huyết

Ăn chuối có tác dụng gì? Một trong những tác dụng nổi bật của chuối là giúp kiểm soát đường huyết. Loại trái cây này rất giàu pectin – một loại chất xơ có hình dạng cấu trúc xốp. Chuối chưa chín chứa kháng tinh bột, hoạt động như chất xơ hòa tan và không được tiêu hóa.



Cả pectin và tinh bột đề kháng có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đồng thời, ăn chuối giúp giảm cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.

Hơn nữa, chuối cũng xếp hạng thấp đến trung bình theo bảng chỉ số đường huyết (Glycemic index – GI). Đây là thang đo từ 0 – 100 về tốc độ thức ăn làm tăng lượng đường trong máu. Giá trị GI của chuối chưa chín là khoảng 30, trong khi chuối chín xếp hạng khoảng 60. Giá trị trung bình của tất cả dạng chuối là khoảng 51. Điều này có nghĩa là chuối không gây ra sự gia tăng đột biến lớn về lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh.

Một thông tin có lợi cho người tiểu đường là kháng tinh bột trong chuối xanh có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin. Điều này rất có ý nghĩa với bệnh nhân tiểu đường type 2. Ngoài ra, thành phần vitamin B6 trong chuối đóng vai trò hình thành nên hemoglobin. Đây là một protein vận chuyển oxy và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Người bị tiểu đường ăn chuối nhiều có tốt không?



  • Nếu ăn chuối chín quá nhiều, người bệnh vẫn có nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Vì thế, bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn trong ngày và thường xuyên theo dõi đường huyết.
  • Tuy nhiên, tinh bột đề kháng trong chuối xanh có thể cải thiện độ nhạy của insulin. Điều này có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường.

3. Ăn chuối có tác dụng gì? Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa

ăn chuối có tác dụng gì
Tác dụng ăn chuối cải thiên hệ tiêu hoá

Quả chuối sở hữu lượng chất xơ dồi dào. Một quả chuối trung bình có khoảng 3g chất xơ. Chuối chứa hai loại chất xơ chính bao gồm:

  • Pectin: có xu hướng giảm khi chuối chín.
  • Kháng tinh bột, hay tinh bột đề kháng: được tìm thấy trong chuối chưa chín.



Ăn chuối có tác dụng gì? Chất xơ trong chuối có tác dụng làm sạch đường ruột và ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa.

Kháng tinh bột không được tiêu hóa khi đi qua ruột non và dừng lại ở ruột già. Đây là nơi chúng trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. Ngoài ra, một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho biết rằng pectin khả năng ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Chuối còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Lý do vì khi được tiêu hóa, chuối kích thích bài tiết dịch nhầy, tái tạo niêm mạc giúp vết loét mau phục hồi.

4. Chuối có tác dụng gì? Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Kali là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của tim. Đặc biệt là trong kiểm soát huyết áp. Mặc dù đây là dưỡng chất quan trọng nhưng rất ít người quan tâm đến việc bổ sung đủ kali trong chế độ ăn uống.

Trong khi đó, chuối là nguồn kali dồi dào. Một quả chuối cỡ 118g có đến chứa 9% RDI kali. Chế độ ăn giàu kali giúp giảm huyết áp. Những người tiêu thụ nhiều kali có ít nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với người ít tiêu thụ dưỡng chất này. Hơn nữa, chuối chứa một lượng vừa đủ magie, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

5. Tác dụng của chuối hỗ trợ giảm cân

ăn chuối có lợi ích gì
Ăn chuối có tác dụng gì? Ăn chuối giúp giảm cân lành mạnh

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào trực tiếp thử nghiệm tác dụng của chuối đối với việc giảm cân. Tuy nhiên, chuối có một số đặc tính thân thiện với người muốn giảm cân.



Chuối có ít calo. Một quả chuối trung bình chỉ có hơn 100 calo nhưng vẫn chứa đầy đủ dinh dưỡng để bạn cảm thấy no.

Việc tiêu thụ nhiều chất xơ từ rau và trái cây như chuối liên tục có thể giúp hỗ trợ giảm cân. Hơn nữa, chuối chưa chín có chứa nhiều kháng tinh bột. Vì vậy chúng có xu hướng khiến bạn nhanh no và làm kiềm hãm cơn thèm ăn. Điều này có thể góp phần giúp bạn giảm trọng lượng cơ thể lành mạnh.

6. Công dụng của chuối giúp chống oxy hóa mạnh

Ăn chuối có tác dụng gì? Trái cây và rau quả là nguồn chứa nhiều chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống. Chuối cũng không ngoại lệ. Chuối có chứa một số loại chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm dopamine và catechin.

Dopamine từ chuối hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh thay vì có khả năng thay đổi hormone hoặc tâm trạng như dopamine bình thường.

Chống thiếu máu”>7. Tác dụng của chuối giúp chống thiếu máu

ăn chuối có tác dụng gì
Ăn chuối có tác dụng gì? Chuối có nhiều sắt giúp bổ sung máu cho cơ thể



Công dụng của chuối chính là ngăn ngừa thiếu máu nhờ hàm lượng sắt và vitamin B6 dồi dào. 

Ăn chuối có tác dụng gì? Trong chuối có chứa nhiều chất sắt. Do đó, việc tiêu thụ chuối có thể kích thích sản xuất huyết sắc tố trong máu và giúp chống tình trạng thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng suy giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu. Điều này dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, da xanh xao và khó thở.

Hơn nữa, lượng vitamin B6 có trong chuối điều chỉnh lượng đường trong máu. Ăn chuối cũng có thể hỗ trợ những người bị thiếu máu.

8. Tăng độ nhạy insulin

Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguồn kháng tinh bột kháng cao chủ yếu ở chuối sống. Một số nghiên cứu cho thấy rằng 15 – 30g lượng kháng tinh bột mỗi ngày có thể cải thiện độ nhạy insulin lên tới 33 – 50% trong vòng bốn tuần.

9. Ăn chuối cải thiện chức năng thận

Ăn chuối có tốt không? Kali rất cần thiết cho việc kiểm soát huyết áp và chức năng thận khỏe mạnh. Là một nguồn kali tốt trong chế độ ăn uống, chuối có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc duy trì thận khỏe mạnh.



  • Theo một nghiên cứu kéo dài 13 năm ở phụ nữ. Kết quả cho thấy: những người ăn chuối 2-3 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn 33%.
  • Nghiên cứu khác  với những người ăn chuối 4-6 mỗi tuần. Kết quả, những người này có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn gần 50% so với người không ăn.

10. Tác dụng của chuối hỗ trợ tập thể dục

ăn chuối có tác dụng gì



Chuối thường được gọi là thực phẩm hoàn hảo cho các vận động viên. Đó là nhờ hàm lượng khoáng chất dồi dào và carbs dễ tiêu hóa.

Theo đó, lượng carbs trong chuối được hấp thu sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành năng lượng. Riêng kali được bổ sung sẽ giúp người tập phòng tránh được tình trạng mất nước.

Không những thế, các loại quả chuối còn sở hữu nhiều thành phần như chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin B6. Những dưỡng chất này rất cần cho việc tập luyện. Thậm chí, loại thức uống tăng lực hiện nay không thể đáp ứng được lượng dưỡng chất tương đương so với quả chuối.

Ăn chuối có tác dụng gì?



  • Bật mí thêm, việc ăn chuối có thể giúp giảm chuột rút cơ bắp đến khoảng 95%. Đặc biệt là tình trạng chuột rút và đau nhức sau khi tập thể dục.
  • Do vậy, ăn chuối sẽ là lựa chọn hay cho món ăn nhẹ trước và sau khi tập thể thao. Các loại chuối chính là lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể lựa chọn chuối sứ, chuối xiêm, chuối già,… tùy theo sở thích.

tác dụng của chuối

Thực hư tác hại của quả chuối

Trái chuối dường như không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với nhựa mủ cũng có thể bị dị ứng với chuối. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 30-50% những người bị dị ứng với latex cũng có thể nhạy cảm với chuối.

Ai không nên ăn chuối?

Vậy là bạn đã biết ăn chuối có tác dụng gì và mong muốn thêm chuối vào thực đơn ăn uống. Tuy nhiên, nếu bạn đang có những tình trạng sức khỏe tương tự sau đây. Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn chuối. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định rõ lượng chuối bạn có thể ăn. Sau đây là những trường hợp không nên ăn chuối:

  • Người đang sử dụng thuốc chẹn beta. Bác sĩ thường kê đơn loại thuốc này để giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch. Thuốc chẹn beta có thể làm tăng nồng độ kali trong máu. Tiêu thụ quá nhiều kali từ việc ăn chuối cùng lúc khi dùng thuốc chẹn beta có thể gây hại cho thận.
  • Bệnh nhân có vấn đề về thận. Với những người có hoạt động thận không khỏe mạnh, nên hạn chế ăn chuối. Nếu thận không thể loại bỏ lượng kali dư ​​thừa ra khỏi máu, điều này có thể gây tử vong.
  • Dị ứng chuối, hoặc dị ứng với nhựa mủ. Như đã đề cập, chuối có thể gây ra phản ứng dị ứng. Một số triệu chứng dị ứng chuối gồm: bị ngứa, nổi mề đay, sưng tấy, thở khò khè hoặc khó thở sau khi ăn chuối. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ và đe dọa tính mạng.
  • Đau nửa đầu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn chuối có thể thúc đẩy chứng đau nửa đầu ở một số người.

lưu ý khi ăn chuối

Lưu ý khi ăn chuối

Ăn chuối có tốt không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng của chuối, ăn chuối sai cách có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý khi ăn chuối mà bạn không nên bỏ qua:

• Không nên ăn quá nhiều chuối

Ăn chuối nhiều có tốt không? Câu trả lời chính là không. Ăn quá nhiều chuối thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

Trong chuối có chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin. Đây là những chất có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não. Từ đó, ăn chuối có thể gây đau đầu nếu bạn ăn quá nhiều. Ngoài ra, lượng magie có trong chuối nếu nạp nhiều vào cơ thể có thể gây ra ngộ độc magie. Biểu hiện bên ngoài của chứng này là tình trạng mệt mỏi, ốm yếu và tiêu chảy.

Bạn ăn quá nhiều chuối cũng khiến cơ thể hấp thu quá nhiều vitamin B6 sinh ra độc tố. Điều này có thể gây tổn tại tới hệ thần kinh. Thậm chí nguy hiểm hơn, ăn quá nhiều chuối có thể làm tê liệt chân tay.

• Chỉ nên ăn 2-3 quả chuối 1 ngày

Bạn đừng ăn quá nhiều chuối một lúc để tránh tình trạng tăng kali trong máu. Ăn nhiều chuối làm cho nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn, thậm chí làm tim ngừng đập. Thay vào đó, bạn nên ăn chỉ từ 2 – 3 quả chuối chia đều ra trong một ngày để nhận được những tác dụng của chuối.

• Không ăn chuối quá chín – chuối để lâu

Bạn cũng không nên ăn chuối chín và chuối để lâu. Nguyên nhân là vì hàm lượng những chất như tyramine, phenyethyamine và axit amin sẽ tăng lên rất cao. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn chuối vừa chín tới.

• Không ăn chuối khi bụng đói

Bạn ăn chuối khi bụng đói sẽ làm lượng magie tăng đột ngột trong máu. Việc này gây mất cân bằng tim mạch và làm tổn hại đến sức khỏe. Ngoài ra, lượng vitamin C dồi dào trong chuối cũng dễ khiến bạn bị đau dạ dày.

• Nên ăn chuối sau khi ăn xong 1-2 tiếng 

Bạn ăn chuối lúc này sẽ nhận được đầy đủ những tác dụng của chuối và làm tăng cường sức khỏe.

Chuối vừa bổ dưỡng vừa dễ ăn, bạn có thể mua dễ dàng với giá thành rẻ. Vì thế đừng bỏ qua loại trái cây này nhé! Vậy là bạn đã biết ăn chuối có tác dụng gì đối với sức khỏe và cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống phù hợp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cách ăn chuối đúng cách. Cũng như bạn đã hiểu hơn về những trường hợp không nên ăn chuối.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Fruit of the month: Bananas – Harvard Health

https://www.health.harvard.edu/heart-health/fruit-of-the-month-bananas 

Ngày truy cập: 30/6/2022

Banana – an overview | ScienceDirect Topics

https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/banana 

Ngày truy cập: 30/6/2022

Latex-fruit syndrome | SpringerLink

https://link.springer.com/article/10.1007/s11882-003-0012-y

Ngày truy cập: 30/6/2022

Dietary trigger factors of migraine and tension-type headache in a South East Asian country – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6029602/

Ngày truy cập: 30/6/2022

Bananas

http://hsph.harvard.edu/nutritionsource/food-features/bananas/

Ngày truy cập: 23/12/2021

Phiên bản hiện tại

28/06/2023

Tác giả: Hoàng Trí

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Hỏi đáp Bác sĩ: 1 ngày ăn bao nhiêu quả chuối để giảm cân?

Bà bầu ăn chuối khi mang thai: Nên hay không nên?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 28/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo