Duy trì một chế độ ăn lành mạnh như thế mỗi ngày sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho tim và cả tinh thần tốt nhất. Hạn chế tối đa những thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản như bánh ngọt, bánh quy, kẹo, các sản phẩm làm từ bột mì trắng, thực phẩm đã chế biến, vì chúng hầu như không có chất xơ nhưng lại nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo chuyển hóa và đường tinh luyện.
4. Carb giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Mỗi ngày, nếu dung nạp đủ lượng carb giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa. Thực chất, các loại chất xơ không bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa, mà chúng đóng vai trò như chất xúc tác giúp các thành phần dinh dưỡng khác được chuyển hóa và nuôi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, ruột già sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu bạn ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế bệnh táo bón hiệu quả.
Điểm danh các loại thực phẩm chứa carb tốt, carb xấu
Thực phẩm giàu tinh bột tốt

Tinh bột tốt có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm và rau như:
- Ngô
- Khoai tây
- Bí đỏ
- Bí xanh
- Đậu xanh
- Bánh mì các loại
- Ngũ cốc
- Các loại hạt thô.
Khi bổ sung các loại thực phẩm có chứa tinh bột vào khẩu phần ăn mỗi ngày, bạn nên lựa chọn những loại giàu chất xơ, không chứa chất béo xấu. Các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu là nguồn thực phẩm phong phú khoáng chất, vitamin, chất xơ có lợi cho sức khỏe.
Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như:
- Trái cây
- Rau xanh
- Các loại ngũ cốc: gạo, gạo nâu, các loại gạo lứt, yến mạch, kiều mạch
- Các loại hạt
- Cây họ đậu
- Các thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt (nên chọn các loại có chứa từ 3 đến 5g chất xơ trở lên).
Theo Mayo Clinic, chế độ ăn nhiều chất xơ, không chỉ tránh được bệnh táo bón mà còn giảm cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch.
Thực phẩm chứa carb xấu (chứa đường có calo “rỗng”)

Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm có chứa carb phức hợp như tinh bột, chất xơ từ 2 nhóm thực phẩm trên.
Nếu không muốn tăng cân mất kiểm soát hay mắc phải các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, cần “nói không” với thực phẩm chứa đường tinh chế, bởi chúng cung cấp một lượng calo “rỗng” (nhiều calo, rất ít chất dinh dưỡng), lợi ích từ carb đối với sức khỏe trong các thực phẩm này là không có.
Bạn cần “bật chế độ cảnh giác” với các thực phẩm chế biến có chất làm ngọt, chứa nhiều đường dưới đây:
- Đường nâu
- Bắp ngọt
- Sirô bắp
- Nước trái cây cô đặc
- Đường fructose
- Đường sữa (lactose)
- Đường mạch nha (maltose)
- Đường trắng
- Đường mía (sucrose)
- Các loại sirô màu sắc.
Bạn hãy nhớ rằng, các thành phần trên nhãn thực phẩm được liệt kê theo số lượng từ cao nhất đến thấp nhất. Bạn nên cân nhắc lựa chọn các thành phần trên nằm ở vị trí gần cuối hoặc cuối cùng ghi trên nhãn dinh dưỡng. Để có một sức khỏe tốt nhất, bạn nên học cách cắt giảm đường hàng ngày.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì chúng trong một thời gian dài nhất định. Đặc biệt, bạn không nên tự ý cắt giảm carb hoàn toàn hoặc sai khoa học chỉ vì mong muốn giảm cân nhanh chóng. Điều đó có thể ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của cơ thể, tinh thần và não bộ, đánh mất các lợi ích từ carb đối với sức khỏe.
Vi Nguyễn / HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!