backup og meta

Top 10 trái cây ít đường dành cho người tiểu đường và béo phì

Top 10 trái cây ít đường dành cho người tiểu đường và béo phì

Mặc dù chế độ ăn với nhiều trái cây tươi rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên một số loại trái cây chứa lượng đường khá cao, có thể gây khó khăn trong việc giảm cân và trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Vì thế, chế độ ăn lành mạnh còn bao gồm các loại trái cây ít đường để cơ thể khỏe khoắn và tránh các bệnh lý khác.

Cùng Hello Bacsi tham khảo 10 loại trái cây ít đường để mọi người làm đa dạng chế độ ăn uống bổ ích cho cơ thể!

1. Dâu tây

Cũng như nhiều loại quả mọng khác, dâu tây thường chứa nhiều chất xơ và ít đường. Trong 100 g dâu tây chứa:

  • 4.9g đường
  • 32 calo
  • 7.7g carbohydrate (chiếm 3 % nhu cầu mỗi ngày)
  • 2g chất xơ (chiếm 7 % nhu cầu mỗi ngày)
  • 58.8 mg vitamin C (chiếm 65 % nhu cầu mỗi ngày)
  • 153mg kali (chiếm 3%)

Như vậy, dâu tây là loại trái cây ít đường tốt cho sức khoẻ mà bạn có thể tận dụng để bổ sung vitamin C mà không sợ nạp nhiều calo và đường cho cơ thể.

trái cây ít đường
Hoa quả ít đường – Dâu tây

2. Dâu tây đen

Quả mâm xôi đen chứa nhiều chất xơ hơn, đồng thời là nguồn cung cấp canxi và vitamin C dồi dào hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, hình thành collagen và chữa lành vết thương. Đây cũng là một trong các loại trái cây ít đường bạn nên thử vì các thành phần giá trị dinh dưỡng cao, cụ thể trong 100g mâm xôi đen có chứa: 

  • 7g đường
  • 62 calo
  • 14g carbohydrate (chiếm 5 % nhu cầu mỗi ngày)
  • 7.6g chất xơ (chiếm 27 % nhu cầu mỗi ngày)
  • 42 mg canxi (chiếm 3 % nhu cầu mỗi ngày)
  • 30.2 mg vitamin C (chiếm 34%)
  • 0,9mg Sắt (chiếm 5%)

3. Phúc bồn tử (Raspberries)

Trong 100g quả phúc bồn tử chỉ chứa 4.4g đường, 12 carbohydrate và 6,5g chất xơ chiếm 23% nhu cầu hằng ngày. Tương tự như các loại dâu tây và mâm xôi đen trên, phúc bồn tử cũng là trái cây dành cho người tiểu đường mà bạn nên thử.

Ngoài ra, bạn có thể thêm loại trái cây ít đường này vào sinh tố hoặc sữa chua Hy Lạp để bổ sung các vitamin và dưỡng chất mà không lo tăng lượng đường trong máu và tốt cho sức khoẻ.

các loại trái cây ít đường

4. Trái đào

Một trong những loại trái cây ít đường phải kể đến đó là trái đào, loại quả thường có vào tháng 5 – 6, sang đến tháng 7 là bắt đầu hết mùa. Lượng đường trong 100 trái đào chỉ có 8,4 g. Cụ thể cùng các thông tin dinh dưỡng như:

  • 8.4g đường
  • 42 calo
  • 10g carbohydrate (chiếm 4 % nhu cầu mỗi ngày)
  • 1.5g chất xơ (chiếm 5 % nhu cầu mỗi ngày)
  •  122mg kali (chiếm 3 % nhu cầu mỗi ngày)
  • 4.1 mg vitamin C (chiếm 5%)
  • 0.3mg sắt (chiếm 2%)

5. Trái cây ít đường – Bơ

Bơ hầu như không có đường nhưng lại là nguồn cung cấp chất béo và chất xơ có lợi cho sức khỏe, xứng đáng đứng top 1 trong những trái cây ít đường và không thể thiếu trong danh sách trái cây dành cho người tiểu đường. Cụ thể trong 100g bơ có:

  • 0,7g đường
  • 15g chất béo chiếm 19%
  • 6,7g chất xơ chiếm 24% nhu cầu mỗi ngày
  • 485mg kali chiếm 10% nhu cầu mỗi ngày

trái cây dành cho người tiểu đường

6. Trái cây ít đường – Chanh 

Chanh xứng đáng được lọt vào danh sách các loại trái cây ít đường khi chỉ chứa 2.5g đường trong 100g chanh.

Do chứa nhiều vitamin C nên chanh có vị khá chua và hoàn toàn thích hợp để pha chế thành nước uống giúp hạn chế sự thèm ăn. Bạn có thể vắt chanh vào nước có ga để thay thế các loại đồ uống có ga khác, thậm chí vắt nước cốt chanh lên món salad thay vì sử dụng nước sốt salad.

7. Cam

100g quả cam có khoảng 9.4g đường và cũng là một nguồn vitamin C tuyệt vời. Bạn có thể thưởng thức quả cam mà không cần lo về lượng calo hay đường trong khi cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C cần thiết, bởi cam chỉ chứa 47 calo trên 100g cam

8. Dưa hấu 

Dưa hấu là loại trái cây ít đường, giúp giải khát cho mùa hè nóng bức. Đây cũng là trái cây nhiều nước, cực kỳ phù hợp cho những cô gái muốn giảm cân vì chỉ chứa 30 calo/100g và 6.2g đường/100g dưa hấu.

Ngoài ra, dưa hấu còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin B5, B3, Vitamin C và đồng.

9. Trái cây ít đường – Kiwi 

Loại quả vỏ xanh xù xì kỳ lạ này cũng là một loại quả mọng giàu vitamin C và có lượng đường thấp, chỉ 16g đường trong 100g quả kiwi. Bạn có thể mua kiwi ở các cửa hàng thực phẩm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Hơn nữa kiwi lại chứa nhiều canxi, kali, đặc biệt là chất xơ (5.4g) giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả.

trái cây ít đường - kiwi

10. Bưởi

Tương tự như nhóm họ hàng cam quýt, loại trái cây ít đường này có lượng đường khá thấp chỉ chứa 7.3g/100g, phù hợp cho những người ăn kiêng, béo phì và tiểu đường. Đặc biệt, nhờ giàu chất chống oxy hóa mà bưởi vừa cung cấp năng lượng, vừa giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn khoẻ hơn mỗi ngày.

Hy vọng với 10 trái cây ít đường trên, bạn đọc có thể tham khảo để bổ sung và có chế độ ăn uống cân bằng, phù hợp với sức khoẻ của mình!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Strawberries, raw

https://www.nutritionvalue.org/Strawberries%2C_raw_nutritional_value.html?size=100+g

Ngày truy cập 19/07/2023

Raspberries, raw

https://www.nutritionvalue.org/Raspberries%2C_raw_nutritional_value.html?size=100+g

Ngày truy cập 19/07/2023

5 Delicious Low Carb, Low Sugar Fruits You Need To Eat More Of

https://www.dietvsdisease.org/5-delicious-low-carb-low-sugar-fruits-you-need-to-eat-more-of/

Ngày truy cập 19/07/2023

Fruit

https://diabetes.org/healthy-living/recipes-nutrition/eating-well/fruit

Ngày truy cập 19/07/2023

Peach, raw

https://www.nutritionvalue.org/Peach%2C_raw_63135010_nutritional_value.html?size=100+g

Ngày truy cập 19/07/2023

16 Low Sugar Fruits to Eat on a Low Carb Diet

https://asweetlife.org/16-low-sugar-fruits-to-eat-on-a-low-carb-diet/

Ngày truy cập 19/07/2023

Fruit

https://diabetes.org/healthy-living/recipes-nutrition/eating-well/fruit

Ngày truy cập 19/07/2023

Phiên bản hiện tại

19/07/2023

Tác giả: Thiên Kim

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Nước mía bao nhiêu calo? Uống nước mía có mập không?

Ăn mận Hà Nội có béo không? Mận Hà Nội bao nhiêu calo?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thiên Kim · Ngày cập nhật: 19/07/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo