Người châu Âu thường có vóc dáng to lớn và điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn, song điều này không có nghĩa là họ khỏe mạnh hơn người châu Á chúng ta.
Có ý kiến cho rằng người Trung Quốc khỏe hơn vì họ ăn ít thịt hơn, người Nhật Bản ít mắc bệnh tim mạch vì họ thay thế thịt bằng đậu phụ. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người châu Á khỏe hơn vì họ ăn nhiều gạo. Những điều này có phải là sự thật hay không? Có thể một vài thói quen lành mạnh trong truyền thống của người châu Á đã tác động đến sức khỏe lâu dài của bản thân họ.
1. Thói quen ăn cá mỗi ngày
Bên cạnh việc cung cấp chất đạm và dinh dưỡng, lợi ích lớn nhất mà cá mang lại là chất béo omega-3. Cá cung cấp cho não bộ và cơ thể bạn chất DHA và EPA, đây là các chất béo cần thiết cho cơ thể, có khả năng kháng viêm, cá còn ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính nhờ duy trì tỷ lệ omega 6:3 thích hợp. Người châu Á vẫn tiếp tục xem cá như một thành phần chủ yếu trong thực đơn hằng ngày, trong khi người dân Bắc Mỹ đã bỏ qua một văn hóa ăn uống lành mạnh trên.
2. Không tróc vỏ bỏ xương
Đúng vậy, người châu Á không phải chỉ ăn miếng ức gà không da, không xương, mà họ nấu mọi thứ, dùng xương và lòng để nấu nước dùng, rồi kết hợp cả chân, cổ, gân, đuôi và đầu thành những món ăn thích hợp. Cách nấu trên cung cấp một lượng hợp lý chất dinh dưỡng hòa tan trong mỡ, collagen, gelatin, sụn và những vi khuẩn có lợi. Việc họ thường xuyên sử dụng nước dùng tạo cảm giác “chán ăn’ nên sẽ giảm mức độ béo phì.
3. Ăn nhiều tảo biển
Những người ăn chay thường ăn nhiều tảo biển, tảo bẹ, rong biển nori và wakame để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Bạn cũng nên ăn thật nhiều tảo hay rong biển vì cung cấp một lượng i ốt rất quan trọng. Người Nhật thường bổ sung i ốt bằng cách sử dụng rong biển để chế biến thức ăn hàng ngày như sushi, snack và có thể cung cấp lượng i ốt từ 3.000-5,000 microgram mỗi ngày. Trong khi đó, người châu Mỹ thường bổ sung i ốt trong muối ăn và thường chỉ cung cấp khoảng 200 microgram, trong khi nhiều khuyến cáo về sức khỏe lại khuyên chúng ta nên tránh ăn nhiều muối.
4. Không ăn nhiều lúa mì
Người Trung Quốc và Nhật Bản ăn rất ít lúa mì, họ chủ yếu ăn mì trứng hay mì làm từ bột gạo. Nhiều người cho rằng người châu Á khỏe mạnh hơn vì họ ăn nhiều gạo, nhưng thực tế là khi họ ăn nhiều gạo thì sẽ ăn ít lúa mì lại.
5. Ăn nhiều thực phẩm lên men
Quá trình lên men thực vật loại bỏ cơ chế tự bảo vệ của thực vật, đem lại nguồn vi khuẩn có lợi cho cơ thể bạn. Người dân ở Nam Á thường lên men đậu nành thành các loại nước tương, quá trình đó có thể loại bỏ nhiều độc tố. Kimchi là kết quả của lên men bắp cải và trà kombucha cũng tương tự như vậy. Cả hai đều cung cấp nhiều lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của bạn, tương tự như thuốc kháng sinh thường dùng ở Bắc Mỹ.
6. Ít khi dùng đồ ngọt
Nước và trà là thức uống phổ biến nhất của người châu Á trước thế kỷ XXI. Lượng đường chủ yếu đến từ trái cây và thường được sử dụng làm món tráng miệng. Sử dụng nhiều đường còn tạo cho bạn cảm giác thèm ăn ngọt nhiều hơn nữa và điều đó không có lợi cho sức khỏe của bạn.
7. Dùng nhiều gia vị
Những loại gia vị và thảo dược như hương thảo, xạ hương, ớt, xô thơm, tỏi, quế, nghệ, thì là đều tốt cho sức khỏe. Gia vị mang lại nhiều lợi ích như tăng tuần hoàn và sự trao đổi chất cơ thể, hạ huyết áp, giảm cholesterol, kích thích tiêu hóa và giảm đề kháng insulin. Các gia vị trên còn là chất chống viêm, kháng nấm, kháng vi trùng và chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể bạn.
8. Ăn chậm nhai kỹ
Trong truyền thống châu Á, ăn uống là một việc quan trọng chứ không phải là cuộc đua. Ăn chậm nhai kỹ luôn được họ đặt lên hàng đầu và xem như một thói quen tốt. Thông thường, uống trà trước khi ăn 30 đến 60 phút sẽ giúp kích thích dạ dày. Người châu Á còn dùng đũa để đảm bảo bữa ăn chậm rãi và họ thường khuyến khích không nên ăn quá no.
Ngược lại, người châu Mỹ thường không có nhiều thời gian để chuẩn bị nên họ ăn nhanh và dùng muỗng để ăn được lượng nhiều, đồng thời họ cũng chưa hài lòng nếu không thể no bụng.
9. Ngồi xổm nhiều
Khác với người châu Á với thói quen ngồi xổm, người châu Âu thường chọn phương thức đại tiện bằng ngồi bồn cầu. Thói quen đó không chỉ khiến xương chậu và đầu gối bạn ít dẻo dai mà còn tạo cảm giác khó chịu trong quá trình đại tiện. Một nghiên cứu đăng trên trang The journal Digestive Diseases and Sciences năm 2003 cho thấy những người ngồi xổm sẽ đại tiện hoàn toàn trong trung bình 50 giây trong khi những người sử dụng bồn cầu ít thoải mái hơn và mất thời gian gần gấp 3 lần để đại tiện.
10. Dùng thuốc phòng bệnh
Trong khi thuốc tây thường có tác dụng nhanh như trung hòa axit dạ dày, kháng sinh, thuốc giảm đau và statin, thì thuốc đông y tập trung vào gốc rễ của căn bệnh như cung cấp dinh dưỡng, thói quen lành mạnh và rèn luyện thân thể. Các bác sĩ Đông y tin rằng năng lực của cơ thể sẽ không phát huy tối đa nếu họ không chú ý đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Người châu Á cho rằng muốn đảm bảo sức khỏe lâu dài thì không chỉ có ăn, ngủ và tập thể thao điều độ mà còn chú trọng đến thuốc phòng ngừa bệnh, ngồi thiền, hay du lịch để thư giãn đầu óc. Hãy duy trì những thói quen sống lành mạnh này để luôn căng tràn sức sống mỗi ngày bạn nhé!
[embed-health-tool-bmr]