backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Thèm ăn khi mang thai làm thế nào để mẹ bầu kiểm soát tốt?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 04/01/2022

    Thèm ăn khi mang thai làm thế nào để mẹ bầu kiểm soát tốt?

    Bà bầu thèm ăn khi mang thai là chuyện bình thường trong thai kỳ. Bạn có thể thèm món mặn, ngọt, món mình không thích và cả những món thật kỳ lạ.

    Khoảng 84% phụ nữ mang thai trên thế giới có cảm giác thèm ăn. Vậy điều gì khiến bạn thèm một món “điên dại” đến như vậy? Thèm ăn là dấu hiệu của sự thiếu hụt một chất nào đó. Điều đó có nghĩa là nếu cơ thể bạn thiếu một chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ thèm món có chứa chất đó, giống như ông bà ta thường nói “thiếu gì ăn nấy”.

    Bên cạnh đó, sự thay đổi của hormone cũng được xem là thủ phạm chính gây nên tình trạng này. Hormone estrogen và progesterone ảnh hưởng đến não, sinh ra cảm giác thèm ăn dữ dội. Ngoài ra, sự thay đổi của hormone cũng khiến cho khẩu vị của phụ nữ tăng lên, dẫn đến việc thèm ăn.

    Vậy thèm ăn khi mang thai có tốt cho mẹ bầu không? Điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần ăn những món ăn tốt cho cơ thể để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.

    Cảm giác thèm ăn thường xuất hiện khi nào?

    bà bầu thèm ăn khi nào

    Hầu hết bà bầu sẽ bắt đầu có cảm giác thèm ăn trong tam cá nguyệt thứ nhất, mạnh mẽ hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và sau đó giảm dần ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Đôi khi, cảm giác thèm ăn vẫn tiếp tục xuất hiện sau khi bạn sinh xong. Thậm chí, bạn vẫn sẽ tiếp tục ăn những món kỳ lạ ấy đến suốt cuộc đời.

    Cảm giác thèm ăn thường kéo dài bao lâu?

    Một số người thường có cảm giác này trong suốt thai kỳ, trong khi một số khác chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, bạn chỉ thèm một ngày, một tuần hoặc một tháng. Điều này phụ thuộc vào cơ thể của từng người.

    Làm thế nào kiểm soát cảm giác thèm ăn khi mang thai?

    kiểm soát thèm ăn khi mang thai

    Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát cảm giác thèm ăn những thực phẩm không tốt khi mang thai.

    1. Không bỏ bữa sáng

    Bắt đầu một ngày mới với một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể bạn có đủ năng lượng và không có cảm giác đói sau đó.

    2. Chia nhỏ các bữa ăn

    Đừng đợi đến khi đói rồi mới ăn. Hãy lên thời gian biểu cho những bữa nhỏ trong ngày để bạn không còn quan tâm đến những món ăn vặt nữa. Bạn hãy ăn khoảng từ 4 – 6 bữa nhỏ một ngày.

    3. Tập thể dục thường xuyên

    Bà bầu hoạt động thể lực sẽ giúp mẹ có một tâm trạng thoải mái và kiểm soát được lượng hormone của bản thân. Đây cũng là một cách để kiểm soát cơn thèm ăn.

    4. Kiểm soát khẩu phần ăn của mình

    Nếu bạn không thể chống lại cảm giác thèm ăn, hãy kiểm soát khẩu phần ăn của mình. Chỉ ăn một vài miếng nhỏ thay vì một tô đầy. Nếu bạn thèm chocolate, hãy ăn một vài viên.

    5. Chọn những món ăn nhẹ tốt cho cơ thể

    Chọn những món nhẹ tốt cho cơ thể và luôn mang theo bên mình. Nếu bạn đói, hãy lấy ra ăn. Những món ăn mà bạn có thể chuẩn bị sẵn là các loại hạt, trái cây và một số món ăn bổ dưỡng khác.

    6. Không để thức ăn vặt ở nhà

    Cách tốt nhất để tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe (vì có nhiều muối hoặc đường) là giữ nó xa tầm tay của bạn. Bạn sẽ không thể ăn nếu chúng không có sẵn trong tủ lạnh.

    Tìm hiểu thêm: 7 món ăn vặt tốt mà lại dễ tìm cho mẹ bầu

    7. Tìm những công thức nấu ăn mới

    công thức nấu ăn mới cho mẹ bầu

    Bạn hãy làm cho món ăn trở nên ngon và thú vị hơn bằng cách thử một số công thức mới. Khi được thưởng thức những món ăn mà mình tự tay nấu, bạn sẽ cảm thấy ngon hơn đấy.

    8. Chọn những món ăn bổ dưỡng

    Hãy thay thế món ăn không tốt bằng món bổ dưỡng. Nếu bạn thèm bánh ngọt, hãy ăn trái cây. Nếu bạn thèm đồ uống, hãy lựa chọn nước trái cây. Bạn cũng có thể chọn chocolate đen thay vì chocolate sữa.

    9. Bổ sung một số axít béo thiết yếu

    Dầu lanh hoặc dầu cá bổ sung rất nhiều axít béo tốt cho cơ thể, giúp giảm các cơn thèm ăn của mẹ trong thời kỳ mang thai.

    10. Lờ nó đi

    Đây là cách tốt nhất để giải quyết cơn thèm ăn. Nuông chiều những cơn thèm ăn của cơ thể đôi khi sẽ đem đến những điều không tốt cho cả bạn và bé đấy.

    Những loại thức ăn mẹ bầu sẽ thèm ăn khi mang thai

    Những loại thức ăn mẹ bầu sẽ thèm ăn khi mang thai

    • Thức ăn mặn: Một số món mặn bạn có thể thèm khi mang thai: khoai tây chiên, bắp rang bơ, các loại nước sốt, gà hấp muối trộn với rau…
    • Thèm ngọt: Chocolate, kem, kẹo và bánh ngọt là những món mà bà bầu thường yêu thích.
    • Thức ăn cay và nóng: Mẹ bầu thèm ăn cay không phổ biến như thèm ăn ngọt và mặn. Mẹ thường sẽ thèm các món ăn cay như ớt đỏ, cà ri…
    • Kết hợp nhiều món ăn kỳ lạ với nhau: Nhiều thai phụ lại có sở thích kết hợp nhiều món ăn chẳng hề ăn nhập với nhau nhưng lại cảm thấy ngon miệng chẳng hạn như kết hợp  cá ngừ với chuối, trứng chiên với nước sốt bạc hà…
    • Món ăn giàu axit citric: Thèm những món ăn giàu axit citric có thể là một dấu hiệu cho thấy hàm lượng axít trong dạ dày thấp. Các axit này giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Một số thực phẩm giàu axít citric mà bà bầu có thể thèm là dưa chua, chanh, giấm…
    • Thèm món không phải thức ăn: Nhiều phụ nữ thèm những món ăn không phải thực phẩm như đất sét, đá, vôi, vữa, phấn… Tình trạng này được gọi là hội chứng Pica. Nếu bạn có sở thích kỳ quặc này thì cần đi bác sĩ khám ngay để được tư vấn nhé. (1) (2) (3)
    • Thèm món ăn không tốt cho cơ thể: Bạn có thể thèm những món không tốt cho cơ thể như cà phê, rượu, khoai tây chiên, thức ăn nhanh…
    • Những món ăn tốt cho sức khỏe: Nếu may mắn, bạn sẽ thèm những món ăn tốt cho cơ thể. Bạn sẽ thích ăn: trái cây, rau củ , hải sản (cua, cá), …

    Việc mẹ ăn những thức ăn kỳ lạ hoặc không tốt cho mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của thai nhi. Hãy nhớ rằng, những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến bé. Do vậy, hãy lựa chọn những món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể thay vì những món ăn không tốt nhé.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 04/01/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo