backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Xạ trị sống được bao lâu và làm sao để kéo dài tuổi thọ?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 21/03/2024

Xạ trị sống được bao lâu và làm sao để kéo dài tuổi thọ?

Nhiều bệnh nhân ung thư thường né tránh, lựa chọn không xạ trị vì sợ can thiệp sẽ làm giảm tuổi thọ nhanh hơn. Điều này chưa chính xác vì đây là phương pháp giúp kiểm soát bệnh, kéo dài tuổi thọ. Nếu hiểu rõ sau khi xạ trị sống được bao lâu và cách để khỏe mạnh hơn sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo.

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tiên lượng sống cho bệnh nhân xạ trị trong bài viết này nhé!

Xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng sử dụng các chùm tia có năng lượng cao tác động vào các khối u giúp tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Trong một số trường hợp, bệnh ung thư có thể đáp ứng với điều trị ngay lập tức. Trong những trường hợp khác, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí lâu hơn để thấy kết quả điều trị.

Xạ trị được thực hiện khi nào?

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề xạ trị sống được bao lâu thì hãy cùng tìm hiểu mục đích của xạ trị là gì?

  • Xạ trị có hết ung thư không? Nó được sử dụng để điều trị ung thư bằng cách tiêu diệt, ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của khối u, góp phần tăng cơ hội kiểm soát bệnh và ngăn ngừa ung thư tái phát
  • Xạ trị cũng có thể được chỉ định để thu nhỏ khối u, làm giảm bớt các triệu chứng, hay còn được gọi là phương pháp điều trị giảm nhẹ trong trường hợp không thể chữa khỏi.
  • Đối với một số trường hợp, xạ trị có thể là phương pháp điều trị duy nhất. Tuy nhiên, thông thường, bạn sẽ được chỉ định tiến hành xạ trị kết hợp cùng với các phương pháp điều trị ung thư khác, chẳng hạn như phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp trúng đích và liệu pháp miễn dịch. Xạ trị có thể được thực hiện trước, trong hoặc sau các phương pháp điều trị khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện khả năng sống của bệnh nhân. Ung thư giai đoạn 1 có cần xạ trị không thì vẫn có thể.

xạ trị sống được bao lâu phụ thuộc vào yếu tố nào?

Xạ trị sống được bao lâu?

Sau khi xạ trị sống được bao lâu sẽ phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Mục tiêu điều trị là gì
  • Bao lâu thì xạ trị 1 lần
  • Mỗi đợt xạ trị kéo dài bao lâu
  • Loại bệnh ung thư mắc phải
  • Các phương pháp điều trị khác kết hợp với xạ trị là gì.

Xạ trị ung thư sống được bao lâu? Theo một thống kê vào năm 1988:

  • Thời gian sống trung bình của 580 bệnh nhân mắc bệnh ung thư được điều trị trong 6 tháng là khoảng 12,4 tháng.
  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm trung bình vào khoảng 27%. 
  • Đối với 105 bệnh nhân được điều trị dứt điểm khỏi hẳn ung thư bằng xạ trị, tỷ lệ sống trung bình trên 5 năm là 40% và thời gian sống thêm là khoảng 26 tháng sau khi được chẩn đoán.
  • Đối với 149 bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác, tỷ lệ sống thêm 5 năm là khoảng 62%.
  • Đối với 279 bệnh nhân được điều trị giảm nhẹ, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 3% và bệnh nhân có thể sống thêm khoảng 5,2 tháng kể từ khi được chẩn đoán.

xạ trị sống được bao lâu và làm sao để kéo dài tuổi thọ?

Làm sao để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân?

Bạn đã hiểu rõ vấn đề xạ trị sống được bao lâu thì cũng nên tìm hiểu làm sao để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân? Xạ trị không chỉ giúp tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư mà còn có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh trong khu vực được điều trị, đồng thời gây ra các tác dụng phụ sau đây:

  • Đau và đỏ da
  • Mệt mỏi
  • Rụng tóc ở khu vực được điều trị
  • Đau miệng
  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Khó nuốt
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Các vấn đề về họng (viêm thực quản).
  • Nhiều tác dụng phụ có thể được điều trị hoặc ngăn ngừa và sẽ biến mất sau khi ngừng xạ trị. Vì vậy, để làm giảm nhẹ tác dụng phụ và kéo dài tuổi thọ, bệnh nhân xạ trị nên:

  • Duy trì cân nặng và ăn uống lành mạnh để cơ thể đủ năng lượng góp phần chữa lành trong quá trình điều trị.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ để tăng mức năng lượng nhưng đừng tập quá sức.
  • Hãy nhờ những người xung quanh hỗ trợ chăm sóc và giúp đỡ trong các sinh hoạt hàng ngày nếu cần.
  • Thực hiện một số thay đổi đối với chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn thức ăn mềm hoặc lỏng, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn.
  • Yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc để giảm bớt cảm giác khó chịu. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần đặt ống cho ăn tạm thời.
  • Tái khám định kỳ với bác sĩ điều trị ung thư.
  • Xạ trị sống được bao lâu sẽ còn tùy thuộc nhiều vào việc bệnh nhân có được chăm sóc bản thân tốt hay không. Bệnh nhân ung thư sau điều trị xạ trị sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng trước tình trạng sức khỏe của mình, nên họ cần người bên cạnh quan tâm, chăm sóc về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, người thân và bạn bè xung quanh hãy cùng đồng hành với người bệnh trong quá trình điều trị khó khăn này nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 21/03/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo