Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Pap/xét nghiệm nhuộm phiến đồ tế bào theo papanicolaou/phết Pap Smear/phết cổ tử cung
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Pap/xét nghiệm nhuộm phiến đồ tế bào theo papanicolaou/phết Pap Smear/phết cổ tử cung
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Cổ tử cung
Xét nghiệm Pap, hay còn được gọi là xét nghiệm nhuộm phiến đồ tế bào theo papanicolaou, phết Pap Smear, phết cổ tử cung là xét nghiệm tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung, được phát minh và đặt tên theo tên của bác sĩ lỗi lạc người Hi Lạp, Georgios Nikolaou Papanikolaou (1883-1962).
Xét nghiệm Pap được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung của bạn. Trong suốt quá trình làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung. Mẫu này được đưa lên một tấm lam (phết Pap) hoặc trộn lẫn trong một dịch cố định (tế bào học trên dịch lỏng) và được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Các tế bào được kiểm tra nhằm tìm kiếm biến dạng có thể chỉ ra những thay đổi bất thường của tế bào, chẳng hạn như loạn sản hoặc ung thư cổ tử cung.
Thời điểm xét nghiệm Pap được khuyến cáo dựa vào độ tuổi và yếu tố nguy cơ của từng người. Trao đổi với bác sĩ để biết sau bao lâu bạn phải làm xét nghiệm một lần.
Virus gây u nhú ở người (human papillomavirus – HPV) là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Với phụ nữ trên 30 tuổi, xét nghiệm HPV có thể được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm Pap. Nếu bạn ở độ tuổi 26 hoặc trẻ hơn, bạn nên tiêm ngừa HPV để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến loại virus này.
Xét nghiệm Pap được dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung và được thực hiện cùng với khám phụ khoa. Đối với những phụ nữ trên 30 tuổi, xét nghiệm này có thể kết hợp với xét nghiệm tìm virus gây u nhú ở người (HPV) – một bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về thời điểm thích hợp để bắt đầu xét nghiệm Pap và bao lâu bạn nên xét nghiệm một lần. Nhìn chung, các bác sĩ thường khuyên bạn:
Nếu có những yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm phết Pap thường xuyên hơn, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:
Bạn và bác sĩ có thể thảo luận về những lợi ích và nguy cơ của xét nghiệm Pap và quyết định điều gì tốt nhất cho bạn dựa vào những yếu tố nguy cơ bạn đang có.
Nhìn chung, các tổ chức đều đồng ý bạn nên làm xét nghiệm Pap Smear lần đầu vào năm 21 tuổi.
Những phụ nữ chưa bao giờ quan hệ tình dục và những phụ nữ đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung nên thảo luận với bác sĩ về việc liệu họ có cần thực hiện xét nghiệm Pap thường quy hay không. Phết Pap vẫn thường được thực hiện trên những phụ nữ sau khi cắt tử cung hoàn toàn để điều trị tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap thường quy sẽ không cần thiết nếu phụ nữ đó được thực hiện phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn để điều trị những bệnh lý lành tính, không ung thư, hay nhiễm HPV.
Phụ nữ trên 69 tuổi nên thảo luận với bác sĩ về việc có nên tiếp tục thực hiện nhuộm phiến đồ tế bào theo papanicolaou hay không. Nếu kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trước đó âm tính và bình thường, họ có thể quyết định ngừng thực hiện xét nghiệm này.
Kết quả xét nghiệm Pap bình thường không hoàn toàn loại trừ được sự hiện diện của những tế bào bất thường (loạn sản) hoặc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này vẫn có thể cho kết quả âm tính giả, tức là không tìm thấy những tế bào bất thường dù chúng vẫn hiện diện. Xác suất cho kết quả âm tính giả sẽ giảm đáng kể nếu bạn có 3 xét nghiệm Pap bình thường liên tục.
Ngược lại, xét nghiệm Pap Smear có thể cho kết quả dương tính giả dù không có bất kỳ tế bào bất thường nào ở cổ tử cung.
Chỉ một xét nghiệm không đủ để chẩn đoán loạn sản hoặc ung thư cổ tử cung. Bác sĩ cũng cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác, ví dụ như soi cổ tử cung.
Xét nghiệm Pap không được dùng để sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc các bệnh ung thư khác ngoài ung thư cổ tử cung. Các xét nghiệm đặc biệt khác có thể được thực hiện để hỗ trợ việc chẩn đoán STDs.
Tự khám âm đạo (VSE) có thể giúp bạn hiểu hơn về cơ thể của mình và phát hiện sớm những triệu chứng nhiễm trùng hoặc các tình trạng bất thường khác cần được thăm khám. VSE có thể được sử dụng cùng (nhưng không phải thay thế) xét nghiệm phụ khoa định kỳ và xét nghiệm Pap.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Để đảm bảo rằng phết Pap đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên làm theo những lời khuyên này trước khi xét nghiệm:
Quy trình xét nghiệm Pap rất đơn giản và nhanh gọn.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xét nghiệm Pap thường gây khó chịu nhưng không gây đau nhiều. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy nói với bác sĩ hoặc y tá đang thực hiện ngay lập tức.
Thỉnh thoảng, phòng xét nghiệm sẽ báo bạn rằng mẫu xét nghiệm chưa đạt yêu cầu hay cần thực hiện thêm một xét nghiệm khác. Điều này không có nghĩa là kết quả xét nghiệm Pap trước đó cho thấy có điều gì bất thường. Bác sĩ có thể cần làm lại xét nghiệm vì lần trước đã lấy quá nhiều tế bào hoặc các tế bào bị mờ đi do máu và dịch nhầy.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Thông thường, xét nghiệm Pap sẽ có kết quả trong khoảng 1 – 2 tuần.
Kết quả bình thường
Mẫu xét nghiệm chứa đủ số lượng tế bào và không có tế bào bất thường nào được tìm thấy.
Kết quả Pap bất thường
Kết quả Pap bất thường xảy ra khi mẫu xét nghiệm không chứa đủ số lượng tế bào hoặc tìm thấy được các tế bào bất thường. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề ở cổ tử cung.
Nếu kết quả xét nghiệm Pap không rõ ràng hoặc cho ra một thay đổi nhỏ về tế bào của cổ tử cung, bác sĩ sẽ lặp lại xét nghiệm ngay lập tức trong vòng 6 tháng, hoặc một năm, hoặc bạn phải làm nhiều xét nghiệm hơn.
Một vài tế bào bất thường sẽ trở nên ác tính. Điều trị những tế bào bất thường một cách kiên trì có thể giúp ngăn ngừa các trường hợp tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Nếu bạn có kết quả bất thường, hãy trao đổi thêm với bác sĩ về tình trạng của mình
Nếu xét nghiệm cho thấy những thay đổi nghiêm trọng trong tế bào của cổ tử cung, bác sĩ sẽ yêu cầu nhiều xét nghiệm hơn. Kết quả của những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quyết định cách điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi:
Ban biên tập Hello Bacsi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!