“Bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu” có lẽ là băn khoăn lớn nhất của những người vừa nhận chẩn đoán bệnh. Bởi lẽ, đối với hầu hết mọi người, bị ung thư giống như “bản án tử”. Nhưng liệu có còn nhiều cơ hội cho bệnh nhân không khi bệnh mới chỉ ở giai đoạn 2 (II)?
Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết ngay sau đây.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 (II) là gì?
Trước khi đi tìm câu trả lời ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu, bạn cần hiểu rõ ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 (II) là gì?
Bệnh ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào cổ tử cung bắt đầu có sự bất thường, chuyển thành tiền ung thư. Tiền ung thư có thể mất đi, giữ nguyên hoặc tiếp tục biến đổi thành ung thư.
Khi phát triển thành ung thư cổ tử cung, tế bào bất thường nhân lên nhanh chóng, xâm lấn rộng hơn. Tiếp theo, chúng sẽ lan tràn đến hạch bạch huyết và các bộ phận lân cận. Sau cùng, ung thư di căn đến những cơ quan ở vị trí xa hơn.
Dựa vào mức độ phát triển của bệnh này, Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế FIGO chia ung thư cổ tử cung thành 4 giai đoạn, đánh số từ I đến IV (1 đến 4).
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 (II) có nghĩa là ung thư đã bắt đầu lan tràn ra ngoài phạm vi cổ tử cung, vào các mô xung quanh hoặc ⅔ trên của âm đạo, nhưng nó chưa xâm lấn vào:
- Thành chậu (các cơ hoặc dây chằng lót khung chậu – khu vực nằm giữa các xương hông)
- ⅓ dưới của âm đạo.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Tuổi thọ của bệnh nhân ung thư cổ tử cung mang tính cá nhân hóa, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, tổng trạng, thói quen sống, các bệnh lý mắc kèm khác, giai đoạn ung thư, mức độ lan rộng, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị,… Vì vậy, không thể có được câu trả lời chính xác cho vấn đề “Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?”.
Tuy nhiên, để giúp bệnh nhân hình dung rõ hơn về tiên lượng sống của mình, có một số đơn vị làm thống kê về tỷ lệ người còn sống được sau 5 năm phát hiện bệnh.
Bạn cần lưu ý rằng con số 70% lý giải cho việc ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu kể trên chỉ là trung bình. Cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau nên bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị về cơ hội sống của mình. Bên cạnh đó, bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu không quan trọng bằng việc tìm cách để kiểm soát tốt bệnh, góp phần giúp sống lâu và khỏe mạnh hơn.
Làm sao để bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 kéo dài tuổi thọ?
Hiểu rõ ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu, hẳn bạn cũng biết rằng bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ. Vì vậy, hãy hành động ngay để kiểm soát ung thư và nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật của bản thân mình. Lời khuyên dành cho bạn như sau:
Điều trị sớm và hợp tác với bác sĩ
Bắt tay ngay vào việc điều trị, càng sớm càng tốt. Có như vậy thì hiệu quả sẽ càng cao và tiết kiệm được chi phí.
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung sẽ dựa trên nhiều yếu tố gồm giai đoạn bệnh, độ tuổi, sức khỏe tổng quát và liệu người phụ nữ có mong muốn sinh con sau này hay không. Do đó, không phải mọi bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 đều có cùng phác đồ điều trị giống nhau. Hãy tin tưởng và hợp tác với bác sĩ.
Tái khám sức khỏe định kỳ
- Nói với bác sĩ mọi triệu chứng có thể là tác dụng phụ của việc điều trị.
- Sau khi ung thư được kiểm soát, bạn cần tái khám đúng theo lịch hẹn để theo dõi xem ung thư có tái phát hay không. Trong trường hợp chưa tới hẹn mà gặp bất kỳ biểu hiện khác thường nào thì bạn cũng nên đi khám ngay.
Học cách chia sẻ và hạn chế căng thẳng
- Nhờ bạn bè và gia đình hỗ trợ trong suốt thời gian điều trị bệnh về sinh hoạt thường ngày, chi phí chữa bệnh, công việc, chăm sóc con cái,…
- Trong một số trường hợp, đời sống tình dục của bạn có thể bị ảnh hưởng. Hãy tâm sự với bạn đời để họ cảm thông và hỗ trợ bạn cùng cải thiện vấn đề.
- Nếu thấy buồn, sợ hãi, căng thẳng hoặc lo lắng, bạn nên chia sẻ tâm trạng của mình với những người xung quanh. Lạc quan cũng là cách giúp giảm bớt nỗi lo “Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?”.
Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên vì đã có nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân hoạt động thể chất nhiều hơn có thể sống lâu hơn.
- Bỏ hút thuốc lá để giúp giảm tổn thương thêm cho các tế bào cổ tử cung hoặc vùng tử cung, giúp người bệnh chịu đựng hóa trị và xạ trị tốt hơn; đồng thời giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư/không ung thư khác liên quan đến thuốc lá.
- Ăn uống lành mạnh với nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, đồ uống có đường.
- Duy trì cân nặng vừa phải để có nền tảng sức khỏe tốt hơn.
Hi vọng rằng những thông tin kể trên đã giúp bạn giải đáp vấn đề “Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?”. Nhìn chung, bệnh ở giai đoạn này có thể kiểm soát được nên đừng quá lo lắng. Hãy tập trung vào điều trị và duy trì một lối sống lành mạnh, một tinh thần lạc quan để đối phó hiệu quả hơn với bệnh nhé!
[embed-health-tool-bmi]