Một bài viết vào tháng 11 năm 2018 trên Tạp chí Dinh dưỡng cho biết bữa sáng có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng bỏ bữa sáng chỉ một ngày trong tuần cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên 6%, và nếu bỏ ăn sáng bốn đến năm ngày một tuần, nguy cơ đó sẽ tăng lên 55%.
Một nghiên cứu ở Anh cho thấy những người lúc trẻ không ăn sáng mỗi ngày sẽ tăng cao nguy cơ kháng insulin, đây là yếu tố cấu thành trong hầu hết trường hợp tiểu đường tuýp 2 lúc trưởng thành.
Hormone insulin có trách nhiệm xử lý lượng đường trong máu được tiết ra chủ yếu vào buổi sáng. Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng thì sự bài tiết của insulin không được khuyến khích. Điều này khiến insulin được tiết ra ngày càng ít và có thể dẫn tới ngừng sản xuất insulin. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bỏ bữa sáng gây nguy cơ tiểu đường tuýp 2 bất kể cân nặng

Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) chỉ liên quan một phần đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do bỏ bữa sáng. BMI là thước đo lượng mỡ của cơ thể dựa trên cân nặng và chiều cao, người có chỉ số BMI trên 30 được coi là béo phì.
Thường thì người béo phì sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người bình thường. Tuy nhiên, nếu bỏ qua bữa sáng thường xuyên, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này dù khối lượng cơ thể bạn cân đối.