backup og meta

Người bị tiểu đường ăn mít được không?

Người bị tiểu đường ăn mít được không?

Mít là loại trái cây rất tốt cho tim mạch, có tác dụng chống viêm. Mít non còn được đánh giá là thực phẩm thay thế thịt không thể tuyệt vời hơn. Mít tốt như vậy nhưng lại là loại trái cây có vị ngọt. Vậy, bệnh tiểu đường ăn mít được không? Mít chín, mít non, hạt mít có nằm trong danh sách hạn chế của bệnh nhân tiểu đường? Cùng tìm hiểu nhé!

Dinh dưỡng và tác dụng của mít

Một múi mít có bao nhiêu calo? Mít chứa một lượng chất xơ lớn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và chứa rất ít chất béo. 100g thịt quả mít mang lại giá trị dinh dưỡng như sau:

  • 95 calo
  • 2g chất đạm
  • 0,6g chất béo
  • 3g chất xơ
  • Nhiều vitamin, khoáng chất (vitamin B2, B3, B6, B9, C, canxi, magie, kali, phốt pho) và phytochemical có lợi cho sức khỏe.

Tác dụng của mít với sức khỏe chung bao gồm:

  • Tốt cho tim: Các nghiên cứu cho thấy ăn mít làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Kali trong mít chống tăng huyết áp, chất xơ góp phần giảm mỡ máu và chất chống oxy hóa có lợi cho tim.
  • Chống viêm: Vitamin C, flavonoid, ligan trong mít giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.

Tiểu đường ăn mít được không?

tiểu đường ăn mít được không và nên lưu ý gì

Câu trả lời là CÓ nếu là mít xanh, mít non. Đây là một loại thực phẩm, trái cây dành cho người tiểu đường rất tốt. Bạn hoàn toàn có thể tự tin về việc người tiểu đường ăn mít non được không vì những lý do sau đây:

  • Góp phần ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2: Tất cả những chất chống oxy hóa trong mít bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng viêm và stress oxy hóa có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Điều này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng mít có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu nhờ những lý do sau:
    • Đầu tiên, mít có chỉ số đường huyết GI thấp, ít ảnh hưởng đến đường huyết. 
    • Thứ 2, một nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cho thấy ăn 30g bột mít xanh mỗi ngày để thay thế lượng gạo hoặc bột mì tương đương đã giảm được HbA1c, đường huyết lúc đói, đường huyết sau bữa ăn đáng kể so với nhóm người không ăn bột mít. 
    • Thứ 3, một nghiên cứu khác cho thấy vỏ quả mít giúp ngăn chặn chất béo và carbohydrate phức tạp phân hủy thành đường.

Tiểu đường ăn mít được không khi nó đã chín thì câu trả lời là NÊN HẠN CHẾ. Mít chín có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thưởng thức một chút và theo dõi đường huyết chặt chẽ, đồng thời giảm các món chứa tinh bột và đường khác lại. Bạn cũng nên chọn thời điểm ăn mít là sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, bởi chúng chứa hàm lượng đường rất cao. Ăn lúc đói có thể làm tăng đường huyết đột ngột, cũng như gây đầy bụng, khó tiêu. Nên ăn mít với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mạn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít) mỗi ngày.

Người bệnh tiểu đường có ăn được hạt mít không?

tiểu đường ăn hạt mít được không?

Theo một nghiên cứu đánh giá dinh dưỡng trong bữa ăn từ hạt mít của UPK Hettiaratchi và cộng sự, hạt mít là nguồn cung cấp tinh bột (22%) và chất xơ tốt. Bữa ăn từ hạt mít được xếp vào bữa ăn có chỉ số GI thấp. Điều này có thể do hàm lượng chất xơ, glucose hấp thu chậm và các hạt tinh bột nguyên vẹn ở trong hạt mít.

Vì vậy, bạn không cần lo lắng người bệnh tiểu đường ăn hạt mít được không. Hãy sử dụng hạt mít luộc làm bữa ăn sáng hoặc thay thế cho các món giàu tinh bột như cơm, phở, bún,…cho bệnh nhân tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ăn mít được không – Khi nào thì không?

Tiểu đường có ăn được mít không? Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau đây thì dù có bị bệnh tiểu đường hay không cũng không nên ăn mít:

  • Người bị dị ứng với phấn hoa cao su hoặc bạch dương, vì cả hai chứng dị ứng này đều có thể gây phản ứng chéo với mít.
  • Người bị bệnh thận mạn tính hoặc suy thận cấp, vì mít chứa rất nhiều kali. Khi ăn mít, bệnh nhân có thể bị tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột.
  • Người bị bệnh gan miễn mỡ, do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.
  • Người bị nóng trong người không nên ăn mít chín, vì lượng đường trong mít cao có thể gây khó chịu, mẩn ngứa, mụn nhọt.
  • Người bị rối loạn đông máu, vì mít có thể làm tăng đông máu.
  • Người bị suy nhược, sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.
  • Người chuẩn bị mang thai, vì ăn mít gây giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
Như vậy, tiểu đường ăn mít được không thì câu trả lời như sau:
  • Mít non, hạt mít: Ăn được và nên ăn
  • Mít chín: Ăn được nhưng nên hạn chế và cân đối lại với các thực phẩm giàu tinh bột, đường khác.
Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ những trường hợp không nên ăn mít để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tiểu đường có ăn được mít không để hiểu rõ và cân đối chế độ ăn uống hàng ngày. Bệnh nhân tiểu đường nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đo đường huyết thường xuyên, kết hợp với một chế độ ăn uống và tập luyện điều độ để kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nutritional assessment of a jackfruit (Artocarpus heterophyllus) meal https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21789865/ Ngày truy cập: 06/03/2024

Jackfruit: What It Is and Why It’s Healthy https://health.clevelandclinic.org/what-is-jackfruit-and-is-it-healthy Ngày truy cập: 06/03/2024

Efficacy of green jackfruit flour as a medical nutrition therapy replacing rice or wheat in patients with type 2 diabetes mellitus: a randomized, double-blind, placebo-controlled study https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8203736/ Ngày truy cập: 06/03/2024

Những trường hợp nào cần hạn chế ăn mít? https://tytphuongbinhtho.medinet.gov.vn/y-hoc-co-truyen/nhung-truong-hop-nao-can-han-che-an-mit-c12924-111034.aspx Ngày truy cập: 06/03/2024

Lợi ích và tác hại của mít đối với sức khỏe http://cdc.ninhbinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-su-kien/loi-ich-va-tac-hai-cua-mit-doi-voi-suc-khoe.html Ngày truy cập: 06/03/2024

Phiên bản hiện tại

25/03/2024

Tác giả: Lương Lan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Tiểu đường ăn đu đủ được không? Mỗi ngày ăn bao nhiêu?

Tiểu đường ăn nho được không? Nho khô, nước ép thì sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 25/03/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo