backup og meta

Tiểu đường ăn khoai lang được không? Tác dụng của khoai lang

Tiểu đường ăn khoai lang được không? Tác dụng của khoai lang

Tiểu đường ăn khoai lang được không là vấn đề gây tranh cãi khá nhiều bởi nhiều người sợ khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường. Thực tế, người tiểu đường có ăn được khoai lang không, thay cơm được không?

Nhiều người cho rằng bị tiểu đường phải kiêng tuyệt đối khoai lang, một số khác lại cho rằng có thể ăn nhưng cần hạn chế trong khi một số lại khuyên nên ăn khoai lang càng nhiều càng tốt. Vậy ý kiến nào đúng? Hãy cùng tìm hiểu!

Người tiểu đường ăn khoai lang được không?

Khoai lang có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nổi bật là beta-carotene.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không thì câu trả lời là ĐƯỢC. Dù khoai lang có nhiều carbohydrate nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trong chừng mực cho phép. Bởi vì hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang giúp cơ thể no lâu, giảm thiểu tối đa lượng thức ăn khác nạp vào. Đặc biệt, tác dụng của khoai lang với người tiểu đường là lượng chất xơ này không làm tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.

người tiểu đường ăn khoai lang được không 3

Ngoài ra, tác dụng của khoai lang với người bệnh tiểu đường còn phải kể đến những thành phần:

  • Carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết, làm giảm sự kháng insulin.
  • Vitamin C và beta-carotene giúp nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe của mắt. Đặc biệt, đây còn là 2 chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng loại bỏ gốc tự do gây nguy hại cho tế bào.
  • Một lượng lớn chất sắt, giúp các tế bào hồng cầu tạo ra oxy và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
  • Nhiều protein thực vật, giúp no lâu và thúc đẩy giảm cân, từ đó làm tăng độ nhạy insulin.

Không những vậy, một số loại khoai lang còn được chứng minh là có lợi cho những người bị rối loạn đường huyết và người béo phì. Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không, ăn khoai như thế nào?

Sau khi đã trả lời được vấn đề bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không thì bạn cũng nên biết cách ăn sao cho đúng. Bởi vì, dù được đánh giá là tốt cho sức khỏe nhưng nó vẫn chứa tinh bột. Do đó, bạn phải kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn đối với đường huyết.

  • Người tiểu đường có ăn khoai lang được không và nên ăn bao nhiêu? Người bị tiểu đường chỉ nên ăn khoảng nửa củ khoai lang có kích cỡ trung bình, tương đương với 15g tinh bột cho mỗi bữa. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra khẩu phần ăn phù hợp nhất.
  • Bên cạnh khẩu phần ăn, bạn nên cũng nên chú ý đến cách chế biến bởi một số phương pháp có thể làm tăng chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này. Cụ thể, nướng là phương pháp chế biến cần hạn chế, trong khi luộc lại là sự lựa chọn được nhiều chuyên gia khuyến khích.
  • Tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được. Nếu đã dùng khoai lang, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm chứa tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate trong cơ thể. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng cần kết hợp thêm rau xanh trong khẩu phần ăn để giảm bớt lượng đường hấp thu.

Loại khoai lang nào phù hợp với người bị tiểu đường?

tiểu đường ăn khoai lang được không

Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không còn phụ thuộc vào việc bạn chọn loại khoai lang nào. Dưới đây là 3 loại khoai lang phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường mà bạn có thể cân nhắc:

Khoai lang cam

Tiểu đường có được ăn khoai lang không nếu là khoai lang cam? Khoai lang cam là loại khoai lang phổ biến với lớp vỏ màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong. Nếu so sánh với khoai tây, khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn. Đây cũng là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Do đó, khoai lang cam được xem là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Khoai lang tím

Tiểu đường ăn khoai lang tím được không? Khoai lang tím có màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Khoai lang tím có chỉ số đường huyết thậm chí còn thấp hơn khoai lang cam. Đặc biệt, ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, khoai lang tím chứa anthocyanins, một hợp chất polyphenolic có thể ngăn ngừa nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường type 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin.

Khoai lang Nhật

Tiểu đường ăn được khoai lang Nhật không? Khoai lang Nhật hay còn được gọi là khoai lang trắng, vỏ màu tím và bên trong có màu vàng. Chủng khoai lang này có chứa caiapo, một chất có thể làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói. Bên cạnh đó, caiapo cũng được chứng minh là có thể làm giảm cholesterol trong máu.

Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã biết rõ bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không và nên chọn loại khoai lang nào tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúc bạn có những lựa chọn dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát đường huyết ổn định.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is It Safe to Eat Sweet Potatoes If You Have Diabetes?

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/cooking-for-people-with-diabetes/seasonal-cooking/whats-in-season-sweet-potato

Ngày truy cập: 24/6/2022

Diabetes superstar foods

https://www.diabetes.org/healthy-living/recipes-nutrition/eating-well/diabetes-superstar-foods

Ngày truy cập: 24/6/2022

6 benefits of sweet potatoes

https://www.reidhealth.org/blog/6-benefits-of-sweet-potatoes

Ngày truy cập: 24/6/2022

Sweet potato for type 2 diabetes mellitus

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6486146/

Ngày truy cập: 24/6/2022

Are Sweet Potatoes Good for You? Everything You Need to Know

https://foodrevolution.org/blog/sweet-potato-health-benefits/

Ngày truy cập: 24/6/2022

Phiên bản hiện tại

13/11/2023

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Người tiểu đường ăn bơ được không?

Lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu là đủ?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 13/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo