backup og meta

Tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không? Hiểu để kiểm soát bệnh hiệu quả

Tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không? Hiểu để kiểm soát bệnh hiệu quả

Tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi có thể gây ám ảnh tâm lý của rất nhiều người khi nhận được kết quả xét nghiệm đường huyết. Mức đường huyết 7.5 mmol/L có bị tiểu đường chưa?. Vậy, mức đường huyết này có ý nghĩa gì đối với sức khỏe của bạn? Liệu có những nguy cơ tiềm ẩn nào đằng sau con số này? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tiểu đường 7.5 là gì?

Trước khi biết được rằng tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không, bạn cần hiểu tiểu đường 7.5 có ý nghĩa như thế nào? Chỉ số đường huyết là thuật ngữ biểu thị nồng độ đường trong máu. Chỉ số này thường được tính theo đơn vị miligam trên decilit (mg/dL) hoặc milimol trên lít (mmol/L).

Vậy, tiểu đường 7.5 là gì? Tiểu đường 7.5 có nghĩa là chỉ số đường huyết tại thời điểm đo được là 7.5 mmol/L. Tức là, thuật ngữ tiểu đường 7.5 phải được hiểu chính xác là đường huyết 7.5 mmol/L.

Tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không?

Tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không tùy vào thời điểm đo

Để chẩn đoán tiểu đường, cần dựa vào các ngưỡng chỉ số đường huyết như sau:

  1. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:
  2. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75g đường)  ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
  3. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  4. Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), các xét nghiệm ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán.

Vì vậy, chỉ số tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm kiểm tra đường huyết. Nếu chỉ số 7.5 mmol/L là đường huyết lúc đói thì được xem là đáng báo động, nhưng nếu đây là chỉ số dung nạp glucose thì được xem là bình thường.

Nếu trường hợp, chỉ số đường huyết lúc đói là 7.5 mmol/L thì có nguy hiểm không? Câu trả lời là .  Đây là một trong những chỉ số cảnh báo bạn cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn. Tốt nhất, hãy thăm khám với bác sĩ để được tư vấn thay đổi chế độ dùng thuốc (nếu cần) kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp nhằm giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Việc đường huyết tăng cao nếu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như biến chứng trên hệ thần kinh, tim mạch, thận, suy giảm thị lực,…

Bệnh nhân tiểu đường nên làm gì để ổn định đường huyết?

Biết tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không để làm gì? Việc hiểu rõ về các chỉ số đường huyết sẽ giúp bạn có kế hoạch kiểm soát đường huyết phù hợp. Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ là phần không thể thiếu của người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bạn cũng cần quản lý chế độ ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo duy trì đường huyết ở mức an toàn.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không và làm sao để kiểm soát?

Bệnh nhân tiểu đường nên tuân theo một số nguyên tắc sau khi xây dựng chế độ ăn uống:

  • Thứ nhất, bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. 
  • Thứ hai, hạn chế tối đa đường tinh luyện, chất béo bão hòa hay carb tinh chế thường có trong bánh, kẹo, các loại thức ăn hay đồ uống đóng gói sẵn.
  • Thứ ba, biết mình nên ăn gì và ăn bao nhiêu. Một trong những cách giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát chế độ ăn là áp dụng phương pháp đếm carb hoặc chia đĩa thức ăn. Cách chia đĩa thức ăn cho bệnh nhân tiểu đường như sau: ½ đĩa bao gồm rau củ quả ít tinh bột, ¼ đĩa bao gồm thịt, cá, đậu phụ,… và ¼ đĩa là tinh bột.


Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường: Tính toán sao để hợp lý?
Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Tập thể dục để giúp cơ thể sử dụng đường dư thừa

Mọi người đều cần tập thể dục, nhất là bệnh nhân tiểu đường. Bởi khi tập thể dục, bạn đang giúp đưa đường từ máu vào các cơ quan, để tái tạo năng lượng. Đồng thời, tập thể dục cũng giúp làm tăng độ nhạy cảm của insulin, đồng nghĩa với việc cần ít insulin hơn để đưa đường từ máu vào các cơ quan.

Kiểm tra đường huyết định kỳ tại nhà

Tiểu đường 7.5 là gì?

Tùy thuộc vào quy trình điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra và ghi lại mức đường huyết mỗi ngày 1-2 lần hoặc nhiều hơn nếu đang điều trị với insulin. Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà là cách tốt nhất để bạn đảm bảo đường huyết đang nằm trong mức kiểm soát. Đối với những người bệnh đang điều trị bằng insulin, sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục là điều cần thiết. 

Tuy nhiên, kiểm tra đường huyết tại nhà không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua những đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ. Đi khám bác sĩ theo lịch hẹn, kiểm tra các chỉ số cần thiết là điều quan trọng để bạn quản lý tiểu đường một cách hiệu quả.

Hi vọng qua bài viết trên đây của Hello Bacsi, bạn có thể hiểu rõ “Tiểu đường 7.5 là gì và tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không?”. Hiểu chỉ số đường huyết nói lên điều gì là một phần quan trọng trong kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Diabetes – Diagnosis and treatment – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/diagnosis-treatment/drc-20371451

Ngày truy cập: 16/7/2024

Complications of diabetes

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications

Ngày truy cập: 16/7/2024

Type 2 diabetes – Diagnosis and treatment – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20351199

Ngày truy cập: 16/7/2024

Diabetes: What It Is, Causes, Symptoms, Treatment & Types

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/7104-diabetes

Ngày truy cập: 16/7/2024

Conversion Table for Blood Glucose Monitoring | Joslin Diabetes Center

https://www.joslin.org/patient-care/diabetes-education/diabetes-learning-center/conversion-table-blood-glucose-monitoring

Ngày truy cập: 16/7/2024

Phiên bản hiện tại

29/07/2024

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích

Khoa nội tiết · Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 29/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo