Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi bao nhiêu là tốt?

Chỉ số HbA1C vẫn là “tiêu chuẩn vàng” giúp đánh giá việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Hiện nay, chỉ số đường huyết này cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường ở cả người trẻ tuổi.
Khác với mục tiêu đường huyết ở người trẻ tuổi, để đưa ra mục tiêu chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi, chúng ta cần dựa trên các yếu tố quan trọng sau đây:
- Tình trạng sức khỏe tổng thể
- Bệnh lý nền đi kèm
- Chức năng nhận thức
- Chức năng hành vi bao gồm tình trạng thể chất và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày (như tắm rửa, đi vệ sinh, di chuyển từ nơi này sang nơi khác, mặc quần áo, ăn uống, sử dụng điện thoại, tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, quản lý tài chính, làm việc nhà, nấu ăn và sắp xếp phương tiện đi lại)
- Nguy cơ hạ đường huyết
- Tuổi thọ có thể đạt được.
Các mục tiêu chỉ số đường huyết của người cao tuổi có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Bởi ở người cao tuổi, nguy cơ mắc các bệnh cấp tính sẽ cao hơn và những thay đổi thường xuyên về tình trạng sức khỏe tổng thể, suy giảm nhận chức và thể chất cũng có thể ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát đường huyết. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là phải thăm khám sức khỏe thường xuyên và điều chỉnh mục tiêu điều trị khi cần thiết.
Một số tổ chức uy tín trên thế giới đã công bố hướng dẫn về quản lý bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi và đưa ra mục tiêu chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi như sau:
Theo Ban công tác bệnh tiểu đường châu Âu
Vào năm 2011, Ban công tác bệnh tiểu đường châu Âu dành cho người cao tuổi đã công bố hướng dẫn lâm sàng để điều trị bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi (trên 70 tuổi). Đối với mục tiêu chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi, hướng dẫn này chia người lớn tuổi thành 2 nhóm với mục tiêu đường huyết cụ thể như sau:
- Đối với những người không có bệnh lý đi kèm nghiêm trọng khác, mục tiêu chỉ số A1C là 7–7,5% và phạm vi mục tiêu đường huyết lúc đói là 6,5–7,5 mmol/L (117–135 mg/dL) được khuyến nghị.
- Đối với người lớn tuổi sức khỏe yếu và mắc bệnh mạn tính đi kèm, khuyến nghị mục tiêu chỉ số A1C là 7,6–8,5% và phạm vi mục tiêu đường huyết lúc đói là 7,6–9,0 mmol/L (137–162 mg/dL).
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2023, mục tiêu kiểm soát đường huyết đối với một số người lớn tuổi có thể được nới lỏng, nhưng nên tránh tình trạng tăng đường huyết quá mức dẫn đến các triệu chứng hoặc nguy cơ biến chứng tăng đường huyết cấp tính.
Những người lớn tuổi khỏe mạnh, có ít bệnh mãn tính kèm theo và chức năng nhận thức tốt nên có mục tiêu kiểm soát đường huyết thấp hơn (chẳng hạn như A1C <7,0–7,5% [53–58 mmol/mol])
Những người mắc nhiều bệnh mãn tính, có tình trạng suy giảm nhận thức nên có mục tiêu đường huyết ít nghiêm ngặt hơn (chẳng hạn như A1C <8,0% [64 mmol/mol]).
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!