backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

10 sự thật về bệnh đái tháo đường mà nhiều người hay lầm tưởng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 24/08/2023

    10 sự thật về bệnh đái tháo đường mà nhiều người hay lầm tưởng

    Số người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, có những sự thật về bệnh đái tháo đường mà rất nhiều người hay lầm tưởng. Điều này đôi khi dẫn tới điều trị và kiểm soát bệnh kém hiệu quả.

    Cùng tìm hiểu 10 điều lầm tưởng và sự thật về bệnh đái tháo đường để có thêm thông tin hữu ích nhé!

    1. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

    Nhiều người tin rằng nguyên nhân bệnh tiểu đường là do ăn quá nhiều đường, nhiều đồ ngọt hoặc ăn nhiều cơm.

    Trên thực tế, nguyên nhân của bệnh tiểu đường có nhiều điểm chưa rõ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là tiền sử gia đình, tuổi tác, thừa cân, huyết áp cao, mức cholesterol cao, lối sống ít vận động và hút thuốc. Do vậy, sự thật về bệnh đái tháo đường đầu tiên bạn mà nên biết là đường không phải là thủ phạm duy nhất và lớn nhất của bệnh tiểu đường như nhiều người vẫn lầm tưởng.

    Thực tế là việc ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến béo phì và khiến tuyến tuỵ quá tải trong việc tiết insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Từ đó, hoạt động này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

    2. Người tiểu đường chỉ được ăn sản phẩm không đường

    Người tiểu đường không nên ăn đường tinh luyện, siro ngô và một số loại đường khác. Tuy nhiên, vẫn có đường dành cho người tiểu đường không calo, không carbohydrate. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng làm chất tạo ngọt để tăng hương vị.

    3. Sự thật về bệnh đái tháo đường: Không cần tránh tuyệt đối tinh bột

    Tất cả các loại thực phẩm giàu tinh bột đều phân hủy thành glucose, đây là nguồn năng lượng cần thiết của cơ thể. Do đó, bạn không cần thiết phải luôn ăn thực phẩm ít tinh bột cho người tiểu đường trong mọi bữa.

    Hãy vẫn ăn cơm, ăn bún phở,… nhưng phải xác định và kiểm soát tổng lượng carbohydrate nạp vào. Bên cạnh đó, hãy chọn cơm gạo lứt, bún phở gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ, giúp bạn no lâu hơn.

    4. Người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng đường hoàn toàn

    Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Sự thật về bệnh đái tháo đường là bạn không cần kiêng đường một cách tuyệt đối như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đôi khi, thêm một chút đường bình thường, một thanh kẹo socola vào chế độ ăn không phải là vấn đề. Những bệnh nhân bị hạ đường huyết còn được khuyên nên ăn ngay một món ngọt hoặc uống nước ngọt khi bị tụt đường huyết.

    Điều quan trọng là bạn phải kiểm soát được tổng lượng carbohydrate ăn vào.

    5. Sự thật về bệnh đái tháo đường: Thực phẩm có vị đắng có giúp hạ đường huyết?

    Việc tiêu thụ những thực phẩm có vị đắng như mướp đắng, rau đắng, rau má, rau cần tây… sẽ không giúp hạ đường huyết thay cho thuốc. Tuy nhiên, chúng giàu chất xơ, chất chống oxy hoá có lợi cho bệnh tiểu đường. Bạn nên ăn thường xuyên hơn nhưng không được bỏ hay thay đổi liều lượng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    6. Lượng cơm cho người tiểu đường là không giới hạn khi dùng cơm gạo lứt

    sự thật về bệnh đái tháo đường

    Hàm lượng carbohydrate của gạo nguyên cám cũng tương tự như gạo trắng thông thường. Tuy nhiên, gạo nguyên cám cung cấp nhiều chất xơ và vitamin hơn, làm cho món ăn này trở thành một lựa chọn tốt hơn cho người bệnh đái tháo đường.

    Bên cạnh đó, gạo nguyên cám còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, magie, vitamin B và chất xơ. Gạo nguyên cám cũng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, mang lại cảm giác no lâu hơn.

    Dẫu cho như thế, bạn vẫn nên tham khảo bài viết này để biết lượng cơm cho người tiểu đường là bao nhiêu. Click vào đây nhé!

    7. Giảm cân có thể chữa được bệnh đái tháo đường

    Sự thật về bệnh đái tháo đường là: Nếu bạn thừa cân, việc giảm cân không chữa khỏi bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc giảm 5 – 10% trọng lượng ban đầu góp phần kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin. Ngoài ra, giảm cân cũng có thể giúp kiểm soát mỡ máu và huyết áp. Điều này tốt cho sức khoẻ tổng thể của bạn.

    8. Không có trái cây cho người tiểu đường

    Không ít người cho rằng bị tiểu đường phải kiêng ăn trái cây, nhất là những trái có vị ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, sự thật về bệnh đái tháo đường sẽ khẳng định điều ngược lại.

    Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây. Mặc dù có chứa carbohydrate nhưng trái cây lại rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất và cũng dồi dào chất xơ. Bạn chỉ cần lưu ý tính toán lượng carbohydrate từ hoa quả vào thực đơn chung, tránh nạp quá nhiều.

    Ngoài ra, hãy tham khảo 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn để giảm bớt chúng.

    9. Tiểu đường thai kỳ sẽ tự khỏi sau sinh, hoàn toàn không cần lo lắng

    Nếu được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn và thai nhi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn sau này. Do đó, mẹ bầu nên theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhằm ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe không mong muốn có thể xảy ra trong tương lai.

    10. Nên chọn thức ăn dựa trên chỉ số GI (chỉ số đường huyết thực phẩm)

    Sự thật về bệnh đái tháo đường là: việc tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn. Điều này khá hữu ích cho các vận động viên sau khi tập thể dục hoặc cho bệnh nhân bị hạ đường huyết.

    Thực phẩm có chỉ số Gl thấp sẽ không gây tăng vọt đường huyết sau khi ăn. Dù vậy, bạn cũng không cần quá khắt khe. Đôi khi, bạn có thể thưởng thức một chút các món ăn từ nhóm Gl cao, miễn là cân bằng với tổng lượng carbohydrate tiêu thụ.

    Bạn có thể xem thêm:

    Gợi ý các món ăn có chỉ số Gl thấp cho người bệnh tiểu đường

    Vậy nên, sự thật về bệnh đái tháo đường mà ai cũng nên biết chính là việc đừng mang cái nhìn quá tiêu cực cho một món ăn hay nhóm thực phẩm nào. Thay vào đó, bạn hãy duy trì chế độ ăn uống cân bằng với trái cây, rau củ kết hợp cùng tập thể dục thường xuyên. Đây chính là chìa khóa trong hành trình đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết trong mức tốt, giúp ổn định sức khỏe dài lâu.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 24/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo