Lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường, hay còn gọi là bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường không kiểm soát để có cách phòng ngừa và điều trị nhé.
Sau đây là 7 triệu chứng chỉ ra các dấu hiệu của bệnh tiểu đường không kiểm soát.
Chỉ số đường huyết cao
Chỉ số đường trong máu cao chính là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh tiểu đường không kiểm soát. Khi bệnh tiểu đường làm tăng hàm lượng đường trong máu, nhiều người nghĩ rằng đây là tình trạng bình thường khi bị tiểu đường. Tuy nhiên, các loại thuốc trị tiểu đường và các thay đổi tích cực trong lối sống sẽ giúp giữ lượng đường huyết trong cơ thể ở mức cho phép.
Vì thế, nếu lượng đường trong máu vẫn thể không kiểm soát hoặc nếu nó có dấu hiệu tăng lên đều đặn, đây chính là lúc bạn nên xem lại kế hoạch kiểm soát đường huyết và thói quen sống.
Mắc các bệnh nhiễm trùng thường xuyên
Bệnh tiểu đường có thể gây hại cho hệ miễn dịch, từ đó khiến cho người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn. Một người mắc bệnh đái tháo đường đột ngột bị nhiễm trùng nhiều hơn hoặc mất nhiều thời gian để hồi phục sau khi tái nhiễm thì nên sớm đi khám bác sĩ để nhận điều trị phù hợp.
Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:
- Nhiễm trùng da như bệnh viêm mô tế bào
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng nấm men, ví dụ như nấm Candida và các dạng bệnh khác ảnh hưởng đến dương vật hoặc âm đạo.
Nấm men thường ăn đường, do đó sự kết hợp của hệ miễn dịch suy yếu và mức đường huyết cao sẽ làm cho người bị tiểu đường đặc biệt có nguy cơ bị nhiễm nấm men thường xuyên.
Bệnh tiểu đường không kiểm soát làm bệnh nhân tiểu tiện nhiều hơn bình thường
Chứng tiểu tiện nhiều còn được gọi là “đa niệu”. Hầu hết người lớn đều tiểu tiện khoảng 1–2 lít mỗi ngày, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể tiểu tiện đến 2–3 lít mỗi ngày và đôi khi còn nhiều hơn.
Những người bị tiểu đường sẽ tiểu tiện nhiều hơn vì cơ thể đang cố gắng lọc máu thừa glucose ra khỏi cơ thể. Với tình trạng hàm lượng đường trong máu không kiểm soát, người bệnh thường có xu hướng uống nước nhiều hơn khiến thận lọc ra nhiều nước tiểu hơn.
Một dạng tiểu đường hiếm gặp không liên quan đến đường huyết được gọi là “đái tháo nhạt” cũng có thể dẫn đến chứng tiểu nhiều.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Cũng giống trường hợp một số người mắc bệnh tiểu đường ăn nhiều hơn mà lại không hề tăng cân thì vẫn có một số người thực sự sụt cân. Hai triệu chứng trên đều do cùng một vấn đề gây ra, đó là sự suy giảm quá trình chuyển hóa glucose. Ăn quá nhiều nhưng lại bị giảm cân là tình trạng người bệnh cần chú ý và nên đến gặp bác sĩ để điều trị.
Hơi thở có mùi bất thường
Nhiều người bị tiểu đường không kiểm soát nhận thấy rằng hơi thở của họ có mùi trái cây hoặc mùi rất ngọt.
Khi mức đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ phân hủy chất béo thành năng lượng thay vì đường. Quá trình này tạo ra một chất hóa học gọi là acetone có mùi trái cây.
Những người bị nhiễm axit keton do tiểu đường có thể nhận thấy rằng hơi thở của họ có mùi hóa học, như thuốc tẩy sơn móng tay. Đây cũng là một loại acetone.
Bệnh tiểu đường không kiểm soát gây ra biến chứng cho tim mạch
Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải các triệu chứng về tim mạch như bệnh tăng huyết áp.
Chứng đề kháng insulin có thể làm tăng huyết áp. Bệnh tiểu đường cũng liên quan đến mức cholesterol không lành mạnh và chứng béo phì. Cả hai tình trạng này đều là tác nhân gây nguy cơ mắc các bệnh tim.
Huyết áp cao, đau ngực hoặc nhịp tim bất thường đều là những dấu hiệu cảnh báo quan trọng. Và bất kể nguyên nhân gây ra có phải là do bệnh tiểu đường hoặc tình trạng khác hay không thì bạn cũng không nên bỏ qua.
Đau nhói hoặc tê thần kinh
Bệnh đái tháo đường không kiểm soát có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng đến xúc giác ở bàn tay hoặc bàn chân. Tình trạng tê hoặc đau nhói có thể do những tổn thương dây thần kinh.
Một số người mắc bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác đau hệ thần kinh – cảm giác như có dòng điện chạy qua hoặc thấy nóng rát. Mặc dù cơn đau thần kinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng nó đặc biệt phổ biến ở bàn chân và bàn tay.
Các vấn đề về tim mạch liên quan đến bệnh tiểu đường cũng gây cản trở sự tuần hoàn máu. Khi máu không thể lưu thông đều đặn qua cơ thể, bạn có thể bị loét, hoặc hoại tử ở phần chân tay.
Trong các dấu hiệu trên, nếu bạn nhận ra cơ thể mình đang xuất hiện ít nhất một trong số đó thì không nên chủ quan. Hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán chính xác rằng bạn có mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát hay không? Việc phát hiện bệnh kịp thời sẽ có lợi hơn cho quá trình điều trị và kiểm soát đường huyết của bạn.