backup og meta

Ăn dưa leo có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn dưa leo có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Một số công trình nghiên cứu gần đây cho thấy ăn dưa leo (dưa chuột) có thể hạ đường huyết, nhờ đó mang lại lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Vậy người tiểu đường có ăn được dưa chuột không? Ăn dưa leo có lợi như thế nào với đường huyết. 

Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưa leo là loại thực phẩm được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng mà còn vì một số nghiên cứu cho thấy dưa leo có thể giúp hạ đường huyết. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ăn dưa leo có tốt cho người bệnh tiểu đường không nhé!

Người tiểu đường có ăn được dưa chuột không?

người tiểu đường có ăn được dưa chuột không

Nhiều người bệnh tiểu đường cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưa leo là một sự lựa chọn hợp lý trong chế độ ăn của người bệnh nhờ chứa hàm lượng carbohydrate rất thấp, do đó có thể ăn dưa leo hàng ngày mà không lo làm tăng đường huyết.

Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) xếp dưa leo vào nhóm các loại rau không chứa tinh bột. Một nghiên cứu năm 2011 của trường Đại học Newcastle chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng có lượng calo thấp với các loại rau không chứa tinh bột có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2.

Giá trị dinh dưỡng của dưa leoăn dưa leo tốt cho người bệnh tiểu đường

Dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột) là thực vật cùng họ với dưa và bí. Dưa leo trên thị trường được chia thành hai loại, một loại thường dùng để ăn sống và một loại dùng để làm dưa chuột muối. Dưa leo chứa ít calo nhưng lại rất giàu giá trị dinh dưỡng. Một nửa chén dưa leo tươi thái lát có chứa:

  • 8 calo
  • 0,3g chất xơ
  • 0,87g đường
  • 0,34g protein
  • 0,06g chất béo
  • 1,89g carbohydrate

Ngoài ra, dưa leo cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào bao gồm:

  • Kali
  • Magie
  • Biotin
  • Photpho
  • Vitamin B
  • Vitamin C
  • Vitamin K

Dưa leo cũng là nguồn cung cấp các hợp chất có nguồn gốc thực vật giúp bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tật như:

  • Flavonoid: Chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa tác nhân gây hại.
  • Lignan: Chống ung thư bằng việc ngăn cản sự phát triển các tế bào khối u.
  • Triterpene: Giúp giảm đau, giảm viêm, giảm cholesterol, ngăn ngừa đông cứng mạch máu.

Chỉ số đường huyết của dưa leo

Chỉ số đường huyết (glycemic index) của thực phẩm ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của người bệnh. Việc sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể làm bạn bị tăng đường huyết.

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết nhỏ hơn 55 được coi là có chỉ số đường huyết thấp. Chỉ số đường huyết của dưa leo là 15, trong khi đó chỉ số đường huyết của các loại hoa quả khác như nho (25), táo (38), chuối (52), dưa hấu (72).

Người tiểu đường ăn dưa leo (dưa chuột) được không?


Vậy tóm lại nên để hỏi người tiểu đường có ăn được dưa chuột không thì câu trả lời là có. Dưa chuột chủ yếu là nước, ít calo và chỉ số GI thấp. Đây được xem là điều kiện lý tưởng cho các món ăn dành cho người bệnh tiểu đường.

Ăn dưa leo có giúp giảm đường huyết?

ăn dưa leo

Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên chọn chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ và giàu dưỡng chất. Vậy nên xét về chỉ số GI của dưa leo hay thành phần dinh dưỡng, đây đều là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Không những thế, dưa leo còn giàu chất xơ, giúp bạn có cảm giác no, tăng khẩu vị, kiểm soát mức đường huyết hiệu quả và hỗ trợ tiêu hóa. Nhờ đó, quản lý đường huyết và cân nặng (yếu tố nguy cơ gây tăng lượng đường trong máu) một cách hiệu quả.

Sự ảnh hưởng của dưa leo đến mức đường huyết hiện mới chỉ được nghiên cứu ở mô hình động vật:

  • Một nghiên cứu năm 2011 trên chuột cho thấy sau 9 ngày dùng dịch chiết dưa leo, lượng đường trong máu của những con chuột bị tiểu đường đã giảm đi.
  • Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy các dưỡng chất có trong dưa leo cũng có thể giảm lượng đường trong máu ở những con chuột mắc tiểu đường.
  • Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí nghiên cứu dược liệu (Journal of Medicinal Plant Research) cho thấy bột dưa leo có thể được sử dụng để kiểm soát và điều trị tiểu đường hiệu quả ở chuột.

Nghiên cứu khoa học về tác dụng của dưa leo với bệnh tiểu đường


Các nghiên cứu hiện vẫn chỉ dừng ở mô hình động vật và sử dụng dịch chiết từ dưa leo. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu trên người chứng minh cả trái dưa leo hoặc nước ép dưa leo có ảnh hưởng tương tự tới lượng đường trong máu. Vì vậy bạn không nên dùng dưa leo làm phương pháp điều trị chính cho bệnh tiểu đường.

Vậy tóm lại dưa leo là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà người bệnh tiểu đường có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày mà không lo đường huyết bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi bác sĩ đang điều trị cho bạn về chế độ dinh dưỡng phù hợp và ăn dưa leo hàng ngày để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhé!

Hồng Nhung HELLO BACSI

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cucumber

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/cooking-for-people-with-diabetes/seasonal-cooking/whats-in-season-cucumber

Ngày truy cập 24/4/2023

Cucumber – Defeat Diabetes Foundation

https://defeatdiabetes.org/resources/healthful-eating/vegetables/cucumber 

Ngày truy cập 24/4/2023

Benefits of cucumbers

https://health.clevelandclinic.org/benefits-of-cucumbers 

Ngày truy cập 24/4/2023

Effect of Hydroalcoholic and Buthanolic Extract of Cucumis sativus Seeds on Blood Glucose Level of Normal and Streptozotocin-Induced Diabetic Rats

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3586845/

Ngày truy cập 24/4/2023

Phytochemical and therapeutic potential of cucumber

https://academicjournals.org/journal/JMPR/article-full-text-pdf/A2CA70948393

Ngày truy cập 24/4/2023

Phiên bản hiện tại

24/04/2023

Tác giả: Hồng Nhung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

Tiểu đường ăn đu đủ được không? Mỗi ngày ăn bao nhiêu?

Bất ngờ với 5 lợi ích của dưa leo đối với trẻ nhỏ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 24/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo