backup og meta

Crôm

Crôm

Tìm hiểu chung

Crôm được dùng để làm gì?

Crôm (Chromium) được sử dụng để kiểm soát lượng đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2, cũng như bệnh đường huyết cao do dùng steroid.

Thuốc còn được dùng cho bệnh trầm cảm, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), giúp làm giảm cholesterol xấutăng lượng cholesterol tốt ở những người dùng thuốc chẹn beta.

Một số người dùng crôm để giảm cân, tăng cơ bắp và giảm mỡ cơ thể. Crôm cũng được sử dụng để tăng cường khả năng vận động và tăng cường năng lượng.

Cơ chế hoạt động của crôm là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy crôm là một kim loại được cho là một hết sức cần thiết cho cơ thể, vì cơ thể người cần số lượng rất nhỏ crôm.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của crôm là gì?

viên thuốc

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể uống 200-1.000 mcg crôm hàng ngày và chia làm nhiều liều trong ngày.

Liều dùng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Thuốc này có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của crôm là gì?

Dạng bào chế là viên thuốc nang.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc?

mất ngủ

Crôm có thể gây ra một số tác dụng phụ như: nhức đầu, mất ngủ, tâm trạng thay đổi thường xuyên, bồn chồn, khó chịu. Nếu dùng liều cao, bạn có thể gặp tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu, tan máu, suy thận, rối loạn chức năng gan.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng crôm, bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng crôm, bạn nên biết những gì?

Cần phân biệt crôm hóa trị ba (Cr+3) là cần thiết cho cơ thể và crôm hóa trị sáu trong công nghiệp (Cr+6) cực kỳ độc hại. Crôm hóa trị sáu có thể gây rối loạn phổi nghiêm trọng và bệnh ung thư ở người lao động.

Lưu trữ thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt và độ ẩm.

Những quy định cho crôm ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng crôm nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của thuốc này như thế nào?

Không dùng quá liều lượng khuyến cáo cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Nếu bạn đã có bệnh thận, không nên dùng thuốc này.

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn cần cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm có chromium và cần theo dõi nồng độ đường huyết.

Chromium có thể ảnh hưởng đến thành phần hóa học trong não và tình trạng tâm lý – thần kinh của người dùng.

Chromium có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng crôm.

Crôm có thể tương tác với nhiều loại thuốc và thảo dược bao gồm:

  • Thuốc chống axit
  • Antidiabetic
  • Axit ascorbic
  • Thuốc sắt, thuốc kẽm.

Crôm có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm như xét nghiệm đường huyết, nồng độ HDL, triglycerid.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skidmore-Roth, Linda. Mosby’s Handbook Of Herbs & Natural Supplements. St. Louis, MO: Mosby, 2001. Bản in. Trang 178

Chromium. http://www.drugs.com/npc/chromium.html. Ngày truy cập 01/12/2015

Chromium. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-932-chromium.aspx?activeingredientid=932&activeingredientname=chromium. Ngày truy cập 01/12/2015

Phiên bản hiện tại

31/03/2020

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Trẻ uống thuốc hạ sốt, sau 30 phút nhưng nhiệt độ vẫn chưa giảm thì phải làm gì?

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tác dụng phụ và biến chứng khi dùng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 31/03/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo