backup og meta

Ampicillin

Ampicillin

Ampicillin thuộc nhóm kháng sinh penicillin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn gây ra. Nó hoạt động bằng cách diệt các vi khuẩn thông qua việc can thiệp vào sự hình thành tế bào vi khuẩn trong khi tế bào ấy đang phát triển. Điều đó khiến tế bào yếu dần đi và vỡ ra, gây chết vi khuẩn.

Ampicillin có nhiều dạng bào chế với đường dùng và hàm lượng đa dạng:

  • Viên nang cứng dùng đường uống: ampicillin 500mg
  • Thuốc bột pha tiêm: ampicillin 500mg, 1g

Đôi khi, hoạt chất này còn được kết hợp với một hoạt chất khác để tăng tác dụng kháng khuẩn như ampicillin + sulbactam.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc ampicillin là gì?

Ampicillin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn với chỉ định thông thường của ampicillin là:

  • Điều trị viêm đường hô hấp trên do Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae.
  • Điều trị viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản mạn tính bộc phát, viêm nắp thanh quản do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Điều trị lậu do Gonococcus chưa kháng penicillin, thường dùng dạng đơn lẻ hoặc phối hợp với probenecid.
  • Điều trị nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường kết hợp với aminoglycosid.
  • Điều trị bệnh nhiễm Listeria.
  • Dạng thuốc tiêm được dùng điều trị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục, nhiễm trùng tiêu hóa do các vi khuẩn nhạy cảm.

Một số tác dụng của ampicillin khác không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, thuốc kháng sinh chỉ điều trị chứng nhiễm khuẩn, không có hiệu quả trong điều trị nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, giảm tác dụng của ampicillin.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

liều dùng ampicillin
Bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán và chỉ định liều dùng thích hợp cho người bệnh

Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn

Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, tuổi tác và sức khỏe người bệnh, liều dùng của ampicillin sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Liều dùng cần được giảm bớt ở những người bị suy thận nặng. Bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán và đưa ra liều dùng thích hợp cho người bệnh.

  • Đường uống: thường dùng 250mg – 1g/ lần, cứ 6 giờ một lần.  Với bệnh nặng có thể uống 6 – 12g/ ngày.
  • Đường tiêm hoặc tiêm tĩnh mạch chậm: liều cụ thể tùy theo tình trạng bệnh và cân nặng. Không được dùng quá 12g/ngày. Trong nhiễm khuẩn nặng (như viêm màng não), tổng liều có thể lên đến 12g/ ngày.
  • Để điều trị lậu không biến chứng do những chủng nhạy cảm với ampicillin, thường dùng liều 2–3,5g, kết hợp với 1g probenecid, uống 1 liều duy nhất. Phụ nữ có thể dùng nhắc lại 1 lần nếu cần.

Đối với người bị suy thận, liều dùng của ampicillin như sau:

  • Độ thanh thải creatinin 30ml/ phút hoặc cao hơn: không cần thay đổi liều thông thường ở người lớn.
  • Độ thanh thải creatinin 10ml/ phút hoặc thấp hơn: dùng liều thông thường với khoảng cách liều là 8 giờ/ lần.
  • Người chạy thận nhân tạo phải dùng thêm 1 liều ampicillin sau mỗi lần thẩm tích.

Liều dùng của ampicillin cho trẻ em là gì?

  • Đường uống: có thể dùng ampicillin 250mg đến ampicillin 500mg mỗi lần, ngày uống 2–3 lần.
  • Đường tiêm: dùng 12,5–25mg/ kg thể trọng/ ngày, chia thành 2 liều. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng 150–200mg/ kg thể trọng/ ngày, chia thành các liều bằng nhau sử dụng mỗi ngày 3–4 giờ, không quá 12g/ ngày.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào loại và mức độ nặng của nhiễm khuẩn, thường một đợt là 7 ngày. Với đa số trường hợp, trừ bệnh lậu, cần tiếp tục dùng thuốc ít nhất 48 – 72 giờ sau khi hết triệu chứng.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc ampicillin như thế nào?

Ở dạng dùng đường uống, bạn nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ. Tránh uống thuốc cùng với thức ăn vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Đối với thuốc bột pha tiêm, nhân viên y tế sẽ là người thực hiện thao tác pha thuốc và tiêm cho người bệnh theo đúng quy định.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Quá liều thường chỉ xảy ra với thuốc đường uống, vì dạng bột pha tiêm do nhân viên y tế thực hiện nên hầu như không xảy ra quá liều.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng ampicillin?

tác dụng phụ thuốc ampicillin

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Phát ban da
  • Thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt
  • Viêm lưỡi, viêm miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Viêm đại tràng, viêm đại tràng giả mạc.

Hiếm gặp hơn, bạn có thể bị tác dụng phụ toàn thân như phản ứng phản vệ, viêm da tróc vảy và ban đỏ đa dạng.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng của ampicillin bất thường, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc ampicillin bạn nên biết những gì?

Chống chỉ định dùng ampicillin cho các trường hợp sau:

Nếu xảy ra hiện tượng dị ứng, hãy ngưng sử dụng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ. Khi điều trị trong thời gian dài (hơn 2–3 tuần), người bệnh cần kiểm tra chức năng gan, thận thường xuyên.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Ampicillin là kháng sinh dùng được trong điều trị các nhiễm khuẩn nhạy cảm trong thời kỳ mang thai và có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy trao đổi kỹ hơn với bác sĩ.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Ampicillin là thuốc gì?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây ra tương tác khi dùng chung với ampicillin là:

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới ampicillin không?

Thức ăn ảnh hưởng tới thuốc ampicillin, không dùng thuốc trong bữa ăn.

Đối với ampicillin đường uống, thức ăn có thể cản trở quá trình hấp thu thuốc nên tránh uống trong bữa ăn.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến ampicillin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc ampicillin như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, không quá 30ºC, tránh ẩm và ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ampicillin. http://mayoclinic.org. Ngày truy cập 01/11/2015

Ampicillin. https://www.mims.co.uk/drugs/infections-and-infestations/bacterial-infections/ampicillin. Ngày truy cập 01/11/2015

Ampicillin 500mg https://drugbank.vn/thuoc/Ampicillin-500-mg&VD-24980-16 Ngày truy cập 25/10/2022

Ampicillin 0.5g https://drugbank.vn/thuoc/Ampicillin-0-5g&VD-30397-18 Ngày truy cập 25/10/2022

Ampicillin https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a685002.html Ngày truy cập: 17/04/2023

Ampicillin Capsules https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/20849-ampicillin-capsules Ngày truy cập: 17/04/2023

Phiên bản hiện tại

30/12/2024

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy

Cập nhật bởi: SEO Team


Bài viết liên quan

9 câu hỏi thường gặp khi dùng kháng sinh cho trẻ em

5 chất kháng sinh tự nhiên bạn có thể chuẩn bị sẵn ở nhà


Tham vấn y khoa:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy

Dược · Hệ thống nhà thuốc Pharmacity


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo