backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Pharmaton Capsules

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 20/05/2022

Pharmaton Capsules

Tên hoạt chất: Chiết xuất nhân sâm, 2–dimethylaminoethanol hydrogentartrat, vitamin A, vitamin D2, vitamin E, vitamin B1, B2, B6, B12, vitamin C, nicotiamide và một số khoáng chất khác

Tên biệt dược: Pharmaton® Capsules

Tác dụng của thuốc Pharmaton Capsules

Tác dụng của thuốc Pharmaton Capsules là gì?

Pharmaton Capsules được chỉ định trong:

Liều dùng thuốc Pharmaton Capsules

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Pharmaton Capsules cho người lớn như thế nào?

Người lớn uống 1 viên mỗi ngày.

Liều dùng thuốc Pharmaton Capsules cho trẻ em như thế nào?

Không khuyến cáo dùng thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Cách dùng thuốc Pharmaton Capsules

Bạn nên dùng thuốc Pharmaton Capsules như thế nào?

Bạn nên uống thuốc Pharmaton Capsules cùng với bữa ăn, thích hợp nhất là vào buổi sáng. Nếu muốn biết thêm thông tin gì về thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Độc tính của thuốc khi dùng quá liều phần lớn là do vitamin A và D tan trong dầu. Sử dụng hàng ngày một liều lớn (tương đương 25 viên đối với vitamin A và 5 viên cho vitamin D) trong thời gian dài có thể gây các triệu chứng độc tính mạn tính như buồn nôn, đau đầu, buồn ngủ và tiêu chảy. Bạn chỉ gặp các triệu chứng độc cấp tính khi dùng liều cao hơn.

Nhìn chung, tổng liều hàng ngày của sắt và kẽm không quá 15mg đối với mỗi thành phần.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Pharmaton Capsules

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Pharmaton Capsules?

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng Pharmaton Capsules bao gồm:

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Pharmaton Capsules

Trước khi dùng thuốc Pharmaton Capsules, bạn nên lưu ý điều gì?

Thuốc có chứa 26mg lactose cho liều đề nghị tối đa mỗi ngày. Những người mắc bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose như chứng rối loạn carbohydrat bẩm sinh (galactose huyết) thì không nên dùng thuốc này.

Thuốc còn chứa tá dược ethyl parahydroxy benzoat và propyl hydroxy benzoat là những chất có thể gây dị ứng (có thể dị ứng muộn).

Pharmaton Capsules chống chỉ định cho những trường hợp bệnh di truyền hiếm gặp có thể không tương thích với bất kỳ thành phần nào của thuốc và những tình trạng sau:

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Pharmaton Capsules trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Thai kỳ và cho con bú:

  • Thuốc Pharmaton Capsules chứa lượng vitamin A và D cao gấp đôi nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của vitamin A là 2.664IU cho phụ nữ có thai và 2.830IU cho phụ nữ cho con bú; nhu cầu vitamin D khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ mang thai và cho con bú là 200IU).
  • Tương tự như các thuốc khác, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn và đánh giá nguy cơ đối với thai nhi khi dùng thuốc này.

Tương tác với thuốc Pharmaton Capsules

Thuốc Pharmaton Capsules có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Pharmaton Capsules có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Pharmaton Capsules bao gồm:

  • Thuốc chống đông đường uống (như warfarin)
  • Kháng sinh nhóm tetracyclin (tetracyclin, doxyclin, minocyclin)
  • L–dopa

Thuốc Pharmaton Capsules có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Pharmaton Capsules?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Pharmaton Capsules

Bạn nên bảo quản thuốc Pharmaton Capsules như thế  nào?

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30ºC. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Dạng bào chế của thuốc Pharmaton Capsules

Thuốc Pharmaton Capsules có dạng và hàm lượng như thế nào?

Pharmaton Capsules được sản xuất dưới dạng viên nang mềm, dùng đường uống. Thành phần hoạt chất trong mỗi viên nang như sau:

Thành phần Hàm lượng
Chiết xuất nhân sâm chuẩn hóa Pharmaton G115 40mg
2–dimethylaminoethanol hydrogentartrat 26mg
Vitamin A đậm đặc 4000IU
Vitamin D2 400IU
Vitamin E 10mg
Vitamin B1"}”>Vitamin B1 2mg
Vitamin B2 2mg
Vitamin B6 1mg
Vitamin B12 1mg
Calci pantothenat 10mg
Nicotiamid 15mg
Vitamin C 60mg
Rutosid trihydrat 20mg
Calci fluorid 0,42mg
Kali sulfat 18mg
Đồng sulfat 2,80mg
Mangan sulfat 3,10mg
Magie sulfat 71mg
Sắt (II) sulfat 30,90mg
Kẽm oxid 1,25mg
Calci hydrogen phosphat 307,50mg

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 20/05/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo