backup og meta

6 lưu ý nhất định phải biết khi uống kẽm trị mụn

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

6 lưu ý nhất định phải biết khi uống kẽm trị mụn

Uống kẽm trị mụn là biện pháp cải thiện tình trạng của da từ bên trong với những hiệu quả khả quan, kèm theo tác dụng điều tiết bã nhờn, chắc móng, ngừa rụng tóc… Song bạn cần lưu ý gì khi uống thuốc kẽm trị mụn để đạt hiệu quả tối ưu?

Nếu bạn đang có dự định uống kẽm thì hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để có được những thông tin cần thiết nhé.

6 lưu ý cần biết khi uống kẽm trị mụn

1. Uống kẽm hỗ trợ điều chỉnh phản ứng của hệ thống miễn dịch

Mụn trứng cá  sinh ra do một loại vi khuẩn cụ thể. Những vi khuẩn này luôn sống trên bề mặt da của chúng ta và rất vô hại trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nếu gặp phải môi trường lý tưởng chẳng hạn như quá nhiều dầu nhờn ở lỗ chân lông, vi khuẩn p. acnes sẽ sinh sôi, gây viêm hoặc nhiễm trùng da.

Vấn đề nằm ở chỗ nếu là bất kỳ loại vi khuẩn nào khác, hệ thống miễn dịch sẽ gửi các tế bào bạch cầu đến để tiêu diệt và sẽ không có vấn đề gì. Thế nhưng vi khuẩn  p. acnes sẽ giải phóng một chất hóa học làm cho các tế bào da trông giống như tế bào vi khuẩn, vì vậy hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công cơ thể bạn chứ không phải vi khuẩn và tạo ra các phản ứng thái quá.

Tình trạng này có thể khắc phục nếu bạn uống kẽm trị mụn đúng cách. Khi bổ sung kẽm trị mụn cho da, bạn sẽ cải thiện được vấn đề mụn bùng phát trên da mặt bởi kẽm kìm hãm hệ thống miễn dịch và điều tiết lượng dầu nhờn trên da.

2. Những người bị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng có thể bị thiếu kẽm

Bị mụn có nên uống kẽm không? Theo các chuyên gia, những người bị mụn có nhiều nguy cơ cao bị thiếu kẽm. Dẫu cho việc thiếu hụt chưa hẳn là nguyên nhân chính gây ra mụn nhưng tình trạng mất cân bằng vẫn góp phần khiến tình trạng da tệ hơn.

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu kẽm và có thể cần uống bao gồm:

  • Rụng tóc
  • Tiêu chảy
  • Huyết áp thấp
  • Vết mụn chậm lành
  • Nhiệt độ cơ thể thấp
  • Móng tay mềm, dễ gãy
  • Chức năng hệ thống thần kinh bất thường
  • Luôn cảm thấy miệng có mùi vị khác thường.

3. Bạn có thể bổ sung kẽm bằng nhiều hình thức

Nếu bác sĩ da liễu chẩn đoán bạn bị thiếu kẽm, có nhiều cách để bạn bổ sung thêm loại chất dinh dưỡng cần thiết này, chẳng hạn như dùng thực phẩm chức năng, ăn các thực phẩm giàu kẽm (hàu, các loại hạt, nấm, ngũ cốc, socola đen…) cũng như dùng mỹ phẩm bôi ngoài da chứa thành phần kẽm nếu cần thiết.

4. Có khá nhiều loại thuốc uống kẽm mà bạn có thể thử

Uống kẽm trị mụn
Đa dạng các loại thuốc uống kẽm

Trên thực tế, có một số dạng kẽm khác nhau mà bạn có thể tìm mua, chẳng hạn như:

  • Kẽm gluconate
  • Kẽm sunfat
  • Kẽm oxit (dùng để bôi ngoài da)
  • Kẽm ascorbate.
  • Viên kẽm farzincol trị mụn

5. Uống kẽm trị mụn bên cạnh việc dùng kháng sinh

Việc dùng kháng sinh trị mụn được ví như con dao 2 lưỡi bởi tác dụng tích cực đi kèm với rủi ro nhất định. Mặc dù tình trạng sẽ được giảm nhẹ nhưng đồng thời cơ thể bạn có thể hình thành cơ chế kháng kháng sinh.

Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh và một số chúng biến đổi để ngăn ngừa không cho bản thân bị tiêu diệt. Về lâu về dài, biện pháp này không còn đạt được hiệu quả trị mụn.

Tuy nhiên, nếu kết hợp với phương pháp kẽm uống trị mụn, làn da của bạn có thể được cải thiện thực sự. Các nghiên cứu đã phát hiện rằng uống viên kẽm trị mụn sẽ hỗ trợ và làm cho kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh.

6. Nếu bạn uống kẽm, hãy cố gắng bổ sung thêm cả đồng

Kẽm là khoáng chất thiết yếu để cơ thể hoạt động hiệu quả, nhưng kẽm cần thêm một “người anh em khác” nữa là đồng. Cơ thể chúng ta hấp thụ kẽm và đồng với nhau để giúp xương, răng, các cơ chắc khỏe.

Nếu bạn tăng cường uống kẽm trị mụn mà quên đi việc bổ sung khoáng chất đồng, kết quả đôi khi sẽ không được như ý muốn mà còn khiến những tình trạng khác xuất hiện, chẳng hạn như mệt mỏi, mất ngủ, thiếu máu

Uống kẽm trị mụn trong bao lâu?

Uống kẽm trị mụn trong bao lâu

Bạn có nên uống Zinc không? Việc uống kẽm trị mụn chỉ nên được xem là phương pháp hỗ trợ. Bên cạnh bổ sung kẽm cho da mụn, bạn cần áp dụng những phương pháp chăm sóc da và điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn.

Uống kẽm trị mụn trong bao lâu? Thực tế, không có khoảng thời gian chính xác để trả lời cho câu hỏi uống kẽm trị mụn trong bao lâu vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thuốc kẽm, tình trạng mụn… Tuy nhiên, khoảng thời gian trung bình cho thuốc kẽm dạng kem bôi là khoảng 2 tuần, thuốc uống là 4 tuần để thấy da thay đổi.

Nên uống kẽm khi nào? Thời điểm uống kẽm tốt nhất là buổi sáng, sau khi ăn khoảng 30 phút. Bạn không nên uống kẽm trị mịn lúc đói để tránh gây rối loạn tiêu hóa.

Một số viên uống kẽm trị mụn được nhiều người ưa thích

Viên uống kẽm DHC

Viên kẽm của DHC chứa khoáng chất kẽm thiết yếu tương tác với khoảng 300 loại enzym khác nhau trong cơ thể. Ngoài ra, viên uống này còn bổ sung thêm khoáng chất khác như selen và crom.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Chứa nhiều loại khoáng chất
  • Dùng cho nhiều mục đích
  • Nhãn hiệu DHC có uy tín

Nhược điểm

  • Hiện chưa có phản hồi tiêu cực về sản phẩm

Viên uống Zinc for Acne Puritan’s Pride

Viên uống Zinc for Acne cung cấp các dưỡng chất như: kẽm và vitamin C, B-6, A và E. Viên uống kẽm trị mụn có tác dụng: ngăn chặn mụn trứng cá, giúp làn da đều màu, trắng sáng hơn và tạo hàng rào bảo vệ da, giúp da khỏe mạnh hơn. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng về chất lượng và hiệu quả.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Được thiết kế chuyên biệt để trị mụn
  • Làm đều màu da và tạo hàng rào bảo vệ cho da
  • Đã được nghiên cứu lâm sàng

Nhược điểm

  • Xuất hiện nhiều hàng giả, nhái trên thị trường

Viên kẽm Nature’s Bounty

Viên uống kẽm của Nature’s Bounty cung cấp các khoáng chất kẽm để hỗ trợ miễn dịch và củng cố sức khỏe. Viên uống này hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, góp phần vào sức khỏe của da và xương và hỗ trợ hình thành DNA.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Không những hỗ trợ trị mụn mà sản phẩm còn tốt cho sức khỏe tổng thể
  • Nhãn hiệu Nature’s Bounty lớn, có uy tín

Nhược điểm

  • Xuất hiện nhiều hàng giả, nhái trên thị trường

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống kẽm trị mụn

Uống kẽm có trị mụn không? Về mặt sinh lý và dinh dưỡng, kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị mụn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc uống kẽm trị mụn, bạn có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ, bao gồm:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Đau dạ dày
  • Ăn mất ngon
  • Bệnh tiêu chảy

Uống kẽm bị nổi mụn phải làm sao?

Các bác sĩ da liễu thường khuyên bạn bổ sung kẽm cho da mụn. Song nếu uống kẽm bị mụn, có thể bạn chưa sử dụng đúng cách về mặt liều lượng.

Đôi khi, da mụn do nhiều nguyên nhân khác, xảy ra trùng hợp với thời điểm bạn uống thuốc kẽm trị mụn làm bạn lầm tưởng mình uống kẽm bị mụn. Bạn cần được các chuyên gia da liễu kiểm tra xem có thực sự mình uống kẽm bị mụn hay không để có cách điều chỉnh phù hợp.

Việc cơ thể có quá nhiều kẽm thậm chí có thể can thiệp vào mức cholesterol (HDL) lành mạnh. Do vậy, hãy chỉ bổ sung khoáng chất này theo đúng liều lượng mà bác sĩ khuyến cáo.

Uống kẽm trị mụn chỉ thực sự hiệu quả khi bạn áp dụng đúng cách. Tình trạng da của mỗi người khác nhau, liều lượng uống viên kẽm trị mụn hoặc uống thuốc kẽm trị mụn của mỗi người cũng không giống nhau. Vì thế, cách tốt nhất là bạn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi bắt đầu uống kẽm trị mụn nội tiết hoặc các loại mụn khác để có lời khuyên phù hợp.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Zinc – reviews https://www.acne.org/zinc-reviews-200/ Ngày truy cập: 23/1/2022

The role of zinc in the treatment of acne: A review of the literature https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29193602/ Ngày truy cập: 23/1/2022

Zinc and skin: A brief summary https://escholarship.org/uc/item/0m58m2w9 Ngày truy cập: 23/1/2022

Four Nutrients for Hair, Nails and Skin Health https://foodinsight.org/4-nutrients-to-eat-for-better-skin-hair/ Ngày truy cập: 23/1/2022

Over-the-counter Acne Treatments https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3366450/ Ngày truy cập: 23/1/2022

Phiên bản hiện tại

15/11/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Retinol là gì? Phân loại, công dụng và cách dùng retinol trị mụn

16 cách ngăn ngừa, điều trị mụn trên đầu và các sản phẩm nổi bật


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 15/11/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo