backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Hiểu đúng về nguyên nhân sâu xa gây hôi nách và cách trị hôi nách

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    Hiểu đúng về nguyên nhân sâu xa gây hôi nách và cách trị hôi nách

    Vùng da nách bình thường có màu sắc tự nhiên gần giống với những vùng da còn lại trên cơ thể. Nhưng đôi khi da nách trở nên sẫm màu và nặng mùi hơn vì nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng sẫm màu và hôi nách trở nên nghiêm trọng thì có thể nó đang phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn.

    Chưa kể, hôi nách còn khiến nhiều người lúng túng, mất tự tin trong mọi cuộc gặp gỡ. Vì thế, nếu bạn đang bị hôi nách, hãy hiểu đúng về nguyên nhân và những phương pháp điều trị hôi nách.

    Bệnh gai đen – một trong những nguyên nhân gây hôi nách

    Hôi nách là triệu chứng của tình trạng Acnthosis nigricans (AN) – bệnh gai đen. Đây là bệnh khiến da vùng nách có màu nâu hoặc đen (tùy mức độ). Hôi nách thường xảy ra ở những người có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường hoặc béo phì.

    Bệnh gai đen cũng có thể gây ra tình trạng sẫm màu ở những vùng da khác của cơ thể như cổ hoặc háng. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào tuổi tác, chủng tộc và trọng lượng cơ thể.

    Các vùng da tối màu thường phát sinh khi tốc độ sản xuất tế bào sắc tố ở vùng da ấy diễn ra nhanh hơn bình thường. Đây có thể là kết quả của việc tẩy hoặc cạo lông nách quá nhiều lần. Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh gai đen:

    Kháng insulin: Insulin là một loại dược phẩm được dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Kháng insulin nghĩa là cơ thể đã không còn nhạy cảm với các tác động của insulin. Đa số những người mắc chứng bệnh gai đen đều là những người bị kháng insulin.

    Béo phì: Vùng da dưới nách của những người bị béo phì thường có xu hướng tối màu hơn các vùng da khác trên cơ thể. Theo nghiên cứu, có hơn một nửa số người trưởng thành bị béo phì mắc phải tình trạng bệnh gai đen.

    Rối loạn nội tiết: Những người có tuyến giáp hoạt động kém, đa nang buồng trứng hoặc rối loạn các nội tiết tố khác thường có nguy cơ mắc bệnh gai đen cao hơn những người khác.

    Ung thư: Trong những trường hợp hiếm gặp, bệnh gai đen có thể xảy ra do một khối u đang phát triển trong dạ dày, gan hoặc các cơ quan nội tạng khác. Bệnh gai đen mắc phải trong trường hợp này là bệnh gai đen ác tính.

    Điều trị bệnh gai đen

    Việc điều trị bệnh gai đen là một trong những bước quan trọng để bạn điều trị hôi nách. Điều trị bệnh gai đen bao gồm kiểm soát những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh gai đen. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn có thể chọn cách điều trị phù hợp như:

    • Uống thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường
    • Giảm cân
    • Thay đổi lối sống và dùng các loại thực phẩm hỗ trợ chức năng kiểm soát rối loạn nội tiết
    • Phẫu thuật cắt bỏ khối u.

    Những phương pháp khác điều trị hôi nách

    Nếu bạn quan tâm nhiều đến yếu tố thẩm mỹ và yêu thích mỹ phẩm, bạn có thể thử thêm những cách trị hôi nách sau:

    1. Làm ẩm vùng nách

    Cạo hoặc nhổ lông nách quá thường xuyên có thể khiến bạn bị hôi nách. Vì vậy, việc dưỡng ẩm sẽ hữu ích trong việc giảm kích ứng vùng da nách để hạn chế mùi hôi.

    Bạn hãy nhớ luôn luôn phải sử dụng xà phòng hoặc chất làm mềm da trước khi cạo lông nách nhé. Nếu bạn có vùng da nách nhạy cảm, hãy hạn chế tối đa việc thay đổi chất làm mềm da nách.

    Sau khi cạo, bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm không mùi lên vùng nách để giảm kích ứng và ngăn ngừa sự thay đổi sắc tố da.

    2. Trị hôi nách bằng liệu pháp thiên nhiên 

    trị hôi nách bằng nước cốt chanh

    Dù có rất ít nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các liệu pháp tự nhiên có khả năng điều trị hôi nách nhưng trên thực tế đã có nhiều người thừa nhận công dụng của các liệu pháp tự nhiên.

    Các “dược liệu” trị hôi nách phổ biến nhất là nước ép dưa leo, nước cốt chanh, chiết xuất từ củ nghệ… Tuy nhiên, việc trị hôi nách bằng các liệu pháp tự nhiên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Ví dụ, nước cốt chanh có thể khiến da bạn bị khô hoặc dễ bị kích ứng.

    3. Trị hôi nách bằng kem bôi và kháng sinh

    Các loại kem, thuốc mỡ hay gel trị hôi nách theo chỉ định của bác sĩ đều có tác dụng khử mùi và làm sáng vùng da dưới cánh tay. Giới y khoa thường chỉ định các loại sản phẩm phổ biến như kem retinoid, kem hydroquinone, kem có chứa vitamin D, các loại xà phòng hoặc kháng sinh tại chỗ để loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi nách.

    4. Trị hôi nách bằng laser

    Liệu pháp laser có thể làm giảm độ dày của da để làm da sáng màu hơn, loại bỏ các tế bào da chết và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi. 

    Liệu pháp laser còn có thể kìm hãm sự phát triển của lông nách. Từ đó, bạn không cần phải cạo lông nách quá nhiều lần, giúp giảm nguy cơ nách bị sạm đen hoặc mẫn cảm sau mỗi lần cạo.

    Trương Phương Đài/ HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo