backup og meta

Đạp đinh bị nhức phải làm sao để vết thương nhanh lành?

Đạp đinh bị nhức phải làm sao để vết thương nhanh lành?

Vết thương từ việc đạp đinh có thể bị nhiễm trùng hoặc những biến chứng khác nếu không được xử lý đúng cách. Nếu dẫm phải đinh, bạn phải làm sao để vết thương nhanh lành? Bị đinh đâm vào chân có sao không?

Đạp đinh sét có sao không hoặc đạp đinh không chích ngừa có sao không? Dù vết thương khi bị đinh đâm vào chân chỉ có bán kính nhỏ nhưng  rất dễ bị trở nặng. Thậm chí, nạn nhân có thể bị uốn ván nếu trước đó không được tiêm vaccine ngừa uốn ván.

Dấu hiệu của vết thương do đạp đinh

Dẫm phải đinh có nguy hiểm không? Vết thương do đạp đinh sắt thường gây đau nhức và chảy máu. Sau đó, miệng vết thương có thể sưng lên, mưng mủ. Vùng da xung quanh vết thương do dẫm vào đinh cũng có thể bị bầm tím. Vết thương do đinh đâm vào chân rất dễ gây nhiễm trùng nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách.

>>> Đọc thêm: Ve chó cắn người, nguy hiểm khó lường!

Cách chăm sóc vết thương dẫm phải đinh bị sưng

1. Chăm sóc tại nhà

đạp đinh

Dẫm đinh thì phải làm sao để không bị nhiễm trùng? Cách chăm sóc tại nhà sau khi bị đinh rỉ đâm vào chân rất quan trọng để hạn chế khả năng nhiễm trùng vết thương. Bạn cần thực hiện những bước sau:

  • Vệ sinh vết thương: Sau khi đạp đinh, bạn hãy ngâm vết thương vào nước ấm và xà phòng trong 15 phút. Dùng khăn mềm rửa vết thương để loại bỏ bụi bẩn. Khi vết thương chảy máu tức là đã loại bỏ vi trùng.
  • Cắt bỏ: loại bỏ các lớp da bị bong tróc che phủ vết thương bởi chúng ảnh hưởng đến quá trình thoát nước hoặc loại bỏ các mảnh vụn trong vết thương. Sử dụng kéo sạch sau khi đã vệ sinh với cồn để loại bỏ phần da bị bong tróc.
  • Dùng thuốc mỡ kháng sinh: thoa thuốc mỡ kháng sinh và dán băng cá nhân để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Rửa lại vết thương và bôi thuốc mỡ kháng sinh mỗi 12 giờ trong 2 ngày.
  • Giảm đau: uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.

>>> Xem thêm: Kiến ba khoang cắn: Cách xử trí nhanh để giảm sưng ngứa

2. Sơ cứu khi đạp đinh: Khi nào cần đến cơ sở y tế?

Đạp đinh có sao không? Thông thường, người dẫm phải đinh gỉ bị sưng chỉ cần chăm sóc tại nhà. Song nếu nằm trong những trường hợp dưới đây, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu:

  • Đạp phải vật nhọn bám bẩn
  • Da nhiễm bẩn tại thời điểm bị đâm
  • Bạn phát hiện bụi bẩn hoặc các mảnh vụn trong vết thương sau khi ngâm rửa
  • Đầu nhọn của vật cứa vào vết thương
  • Bị thương ở đầu, ngực, bụng, hoặc vị trí có khớp xương
  • Nạn nhân chưa được tiêm ngừa uốn ván hoặc tiêm nhắc lại uốn ván trong hơn 5 năm.

đạp đinh

>> Tham khảo thêm: Cách sơ cứu khi bị bỏng mà bạn nên biết

3. Đến bác sĩ nhi

Dẫm vào đinh phải làm sao? Nếu bé con nhà bạn đạp phải đinh, vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng (vết thương đau hơn, tẩy đỏ và sưng đau sau 48 giờ kể từ khi dẫm đinh), bạn cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ nhi để được tư vấn hướng xử lý phù hợp.

Cách phòng ngừa biến chứng từ vết thương do đạp phải đinh

Ngoài đinh nhọn, các vật dụng dễ gây sát thương như dao, kéo cần được cất giữ ở những nơi xa tầm với của trẻ. Khi bé vui chơi, vận động ngoài trời, bạn cần đảm bảo bé luôn mang giày, dép.

Đối với người lớn, để hạn chế nguy cơ đạp phải đinh hoặc những vật sắc nhọn khác, bạn cần đảm phải trang phục và điều kiện lao động an toàn.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn: Làm gì để tránh lây bệnh dại?

Chích ngừa uốn ván khi đạp đinh: Cả người lớn và trẻ em đều cần được tiêm phòng uốn ván (và tiêm nhắc lại sau 5-10 năm kể từ mũi tiêm trước đó). Đây là cách giúp bạn phòng ngừa bệnh uốn ván nếu chẳng may đạp đinh hoặc bị thương do những vật sắc, nhọn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Schmitt, Barton D. MD F.A.A.P. Your Child’s Health. New York: Bantam, 2005. Bản in. Trang 80 – 81

Sơ cứu nạn nhân có vết thương chảy máu

https://benhviennhitrunguong.gov.vn/so-cuu-nan-nhan-co-vet-thuong-chay-mau.html

Ngày truy cập: 16/2/2022

Bệnh uốn ván

https://vncdc.gov.vn/benh-uon-van-nd14517.html

Ngày truy cập: 16/2/2022

Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng uốn ván

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/dau-hieu-nhan-biet-va-bien-phap-phong-ngua-nhiem-trung-uon-van-1105

Ngày truy cập: 16/2/2022

How to help someone who has been stabbed or is seriously bleeding

http://firstaidforlife.org.uk/knife-crime-serious-bleeding/

Ngày truy cập: 16/2/2022

Phiên bản hiện tại

30/06/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

Sốc nhiễm trùng, hay sốc nhiễm khuẩn là gì mà đe dọa tính mạng?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 30/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo