backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Ve chó cắn người, nguy hiểm khó lường!

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 17/01/2021

    Ve chó cắn người, nguy hiểm khó lường!

    Ve chó (rận chó) có thể cắn người và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Vậy bạn nên làm gì khi chẳng may bị ve chó cắn?

    Nhiều nghiên cứu cho thấy việc nuôi thú cưng sẽ giúp bạn vui vẻ hơn và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu bạn không thường xuyên chăm sóc và tắm rửa cho cún yêu của mình, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với chúng. Đặc biệt, việc ôm ấp thú cưng sẽ khiến bạn dễ bị bám đốt bởi các loại ve rận từ cơ thể vật nuôi.

    Dấu hiệu và triệu chứng khi bị ve chó cắn

    Vết ve cắn thường vô hại và không có triệu chứng gì. Tuy vậy, nếu bạn bị dị ứng với ve cắn thì bạn sẽ bị đau và sưng nơi vết cắn, có cảm giác phỏng rát, thậm chí gây khó thở.

    Một số loài ve mang theo mầm bệnh và có thể lan truyền khi chúng cắn người. Các bệnh do ve truyền nhiễm thường có triệu chứng rất đa dạng và thường phát triển sau khi người bệnh bị cắn vài tuần. Các triệu chứng tiềm tàng có thể là:

  • Vết đỏ hoặc ban ở gần vùng bị cắn
  • Bị tê cổ
  • Đau đầu và buồn nôn
  • Cảm thấy suy yếu
  • Đau cơ
  • Sốt hoặc cảm thấy lạnh buốt
  • Sưng bạch huyết.
  • Bị ve chó cắn phải làm sao?

    Bị ve chó cắn phải làm sao?

    Khi bị ve chó cắn, bước đầu tiên là bạn cần gỡ nó ra khỏi da. Ve chó có kích thước bằng cỡ hạt dưa hấu, do đó bạn có thể sử dụng nhíp để gắp ve. Cố gắng chụp lấy ve ở vùng càng gần da càng tốt (bạn hãy cố gắp trúng đầu nó). Bạn kéo từ từ cho tới khi ve thả chân ra khỏi da. Đừng kéo hay giật quá mạnh và đột ngột vì hành động này có thể kéo đứt phần đầu hay miệng của ve. Bạn cũng đừng dùng nhíp bóp chết ve vì khi bóp chết nó có thể lây lan mầm bệnh. Nếu bạn không có nhíp, hãy dùng cây kim đặt ngay hàm của ve để giật ve ra.

    Nếu phần thân ve đã được kéo ra nhưng đầu ve vẫn còn dính trên da, bạn hãy sử dụng một cây kim vô trùng và loại từng phần của ve trên da. Sau đó, bạn bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn.

    Một số người khi thấy ve chó bám cắn vào cơ thể thì đổ dầu bôi trơn, sơn móng tay hay cồn lên ve để ve tự buông khỏi da. Tuy nhiên, cách này hoàn toàn vô tác dụng. Ngoài ra, loài ve chỉ thở vài lần một giờ nên cách lấy ve ra bằng việc hơ diêm nóng gần ve sẽ không hiệu quả, ngược lại còn có thể khiến cho ve nôn ra dịch tiết vào vết cắn.

    Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy:

    • Bạn không thể gỡ ve ra
    • Đầu ve vẫn còn dính trên da
    • Sau khi bị ve chó cắn khoảng 2 tuần, người bệnh bị sốt hoặc phát ban
    • Người bị ve chó cắn có triệu chứng của bệnh phát ban kinh niên (ví dụ như phát ban gần vết cắn).

    Cách phòng ngừa ve chó cắn

    • Ve thường trốn trong bụi cây và bụi rậm. Trẻ con và người lớn khi hoạt động trong khu vực có ve nên mặc áo quần dài và nhét ống quần vào giày.
    • Hãy xịt một ít thuốc diệt côn trùng lên giày và vớ (những sản phẩm có chứa permethrin chống ve sẽ có hiệu quả tốt hơn trên áo quần)
    • Trong khi đi dạo, hãy liên tục kiểm tra xem có bị dính ve hay không và lập tức kéo chúng ra khỏi quần áo hoặc vùng da hở
    • Tắm sau khi đi dạo cũng giúp loại bỏ ve trên người. Vết ve cắn không đau hay ngứa nên thường con bạn sẽ không phát hiện được chúng.
    • Hãy kiểm tra tóc, da đầu, cổ, nách và bẹn vì đó là những địa điểm yêu thích của ve. Loại bỏ ve kịp thời có thể giúp tránh nhiễm trùng, bởi ve phải hút máu ít nhất trong 24 giờ thì mới truyền được bệnh phát ban. Ve sẽ dễ dàng loại bỏ hơn nếu chúng chưa dính chặt vào da.
    • Chăm sóc và tắm rửa chó cưng thường xuyên, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hè để kiểm tra và bắt ve ra ngay nếu bạn phát hiện.

    Bị ve chó cắn thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể khiến bạn bị dị ứng hoặc mắc bệnh truyền nhiễm. Do đó, nếu vết cắn khiến người bệnh bị sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu bất thường khác, hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 17/01/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo