backup og meta

Thuốc trị bỏng và các phương pháp trị bỏng hiệu quả khác

Thuốc trị bỏng và các phương pháp trị bỏng hiệu quả khác

Bỏng là tình trạng khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của một người. Việc điều trị bỏng phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, nhưng phương pháp điều trị chính là dùng thuốc trị bỏng.

Điều trị bỏng phụ thuộc vào thể loại và mức độ chấn thương. Hầu hết các vết bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các thuốc trị bỏng da không cần toa hoặc lô hội. Các vết bỏng thường lành trong vòng một vài tuần.

Đối với bỏng nghiêm trọng, sau khi bác sĩ chăm sóc sơ cứu thích hợp và đánh giá vết thương, các phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc bỏng, băng vết thương, trị liệu và phẫu thuật. Mục tiêu điều trị là kiểm soát cơn đau, loại bỏ tế bào chết, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sẹo, phục hồi chức năng và giải quyết các nhu cầu về cảm xúc.

Bạn có thể cần vài tháng điều trị bổ sung và trị liệu. Điều này có thể được thực hiện trong thời gian nằm viện hay ở nhà. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn này bao gồm mong muốn của bạn, các tình trạng khác và các khả năng như bạn có thể thay băng không.

>>> Đọc thêm: Phân loại các dạng sẹo do bỏng và cách điều trị

Thuốc trị bỏng và các phương pháp điều trị khác

Đối với bỏng lớn, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc trị bỏng khác nhau và các phương pháp điều trị như:

  • Các phương pháp điều trị dựa vào nước. Đội ngũ chuyên viên y tế có thể sử dụng các kỹ thuật như điều trị sương siêu âm để làm sạch và kích thích các mô bị tổn thương.
  • Bổ sung chất lỏng để tránh mất nước. Bạn có thể cần truyền dịch tĩnh mạch (IV) để tránh mất nước và suy các cơ quan.
  • Các thuốc giảm đau và lo lắng. Các vết bỏng có thể khiến bạn rất đau đớn. Lúc này, bạn có thể cần thuốc morphine và chống lo âu, đặc biệt đối với việc thay băng.
  • Các loại kem trị phỏng và thuốc mỡ trị bỏng. Các chuyên viên y tế có thể chọn một loạt các sản phẩm thuốc bôi phỏng để bôi lành vết thương. Những thuốc này giúp làm ẩm vết thương, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và mau lành. Các loại thuốc kem hay thuốc mỡ thường có thành phần từ dược liệu như nghệ, mù u, nha đam…
  • Băng. Tùy thuộc vào loại vết bỏng, bạn có thể được các chuyên viên băng vết thương. Các loại băng này tạo ra một môi trường ẩm ướt, chống lại nhiễm trùng và giúp chữa lành vết bỏng.
  • Các loại thuốc chống nhiễm trùng. Nếu bạn phát triển nhiễm trùng, bạn có thể cần thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể cần dùng loại kháng sinh tại chỗ có dạng thuốc mỡ, thuốc kem có chứa neomycine, polymycine, sulfadiazine bạc…
  • Thuốc sát trùng ngoài da. Các thuốc này có dạng dung dịch, giúp sát khuẩn vết thương. Các thuốc sát trùng phổ biến trong điều trị bỏng như: povidone-iodine, cetrimide, chlorhexidine… Bạn hãy thoa thuốc này trực tiếp lên vết thương để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
  • Tiêm phòng uốn ván. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tiêm phòng uốn ván sau một đợt bỏng.

thuốc trị bỏng

>>> Xem thêm: Chăm sóc vết thương đúng cách giúp giảm thiểu sẹo bỏng

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Nếu vùng bị bỏng quá lớn, đặc biệt bao gồm khớp, bạn có thể cần các bài tập vật lý trị liệu. Cách này có thể giúp giãn da nên các khớp có thể vận động linh hoạt. Các bài tập khác có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp và phối hợp. Trị liệu nghề nghiệp có thể hữu ích nếu bạn gặp khó khăn trong thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Phẫu thuật và các thủ thuật

Bên cạnh các thuốc trị bỏng, bạn có thể cần một hoặc nhiều các thủ tục sau để điều trị bỏng

  • Trợ giúp thở. Nếu bạn bị bỏng trên mặt hoặc cổ, cổ họng có thể dẫn đến sưng và làm tắc đường thở. Nếu khả năng này xảy ra, bác sĩ có thể đặt một ống khí quản để cho oxy đi vào phổi.
  • Nuôi ăn bằng ống. Quá trình trao đổi chất tăng cao khi cơ thể cố gắng chữa lành vết bỏng. Đối với những người bị bỏng nặng và không thể ăn uống được, bác sĩ có thể đưa ống dẫn thức ăn qua mũi vào dạ dày để cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình này.
  • Tăng lưu lượng máu xung quanh vết thương. Nếu một vết bỏng đóng vảy hoàn toàn xung quanh một chi, nó có thể bó chặt và cắt đứt sự lưu thông máu. Vảy đóng hoàn toàn xung quanh ngực có thể làm cho bạn khó thở. Bác sĩ có thể cắt vảy ở một số nơi để giải tỏa áp lực này. Thủ tục này được gọi là giải nén.
  • Ghép da. Ghép da là một thủ thuật trong phẫu thuật sử dụng các phần da khỏe mạnh của bạn thay thế vào các mô sẹo do bỏng sâu. Da từ người hiến tặng, từ tử thi hoặc lợn có thể được sử dụng như một giải pháp tạm thời.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ. Phẫu thuật tạo hình (tái tạo) có thể cải thiện hình thức của vết sẹo bỏng và tăng tính linh hoạt của khớp bị ảnh hưởng do sẹo.

>>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết về phương pháp ghép da

Lối sống và các biện pháp khắc phục

Để điều trị bỏng nhẹ, hãy làm theo các bước sau:

  • Làm mát vết bỏng. Xối nước máy mát (không lạnh) vào nơi bị bỏng trong vòng 10 đến 15 phút hoặc cho đến khi cơn đau giảm bớt. Hoặc áp một chiếc khăn sạch làm ẩm bằng nước máy mát. Không sử dụng băng. Chườm đá trực tiếp trên vết bỏng có thể gây thiệt hại thêm cho các mô.
  • Tháo nhẫn hoặc các vật dụng gây bó chặt nơi bị bỏng. Bạn cố gắng thực hiện điều này một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng, trước khi khu vực bỏng bị sưng phù.
  • Không phá vỡ các mụn phồng rộp nhỏ. Nếu các mụn phồng rộp vỡ, bạn nhẹ nhàng làm sạch khu vực này bằng xà bông dịu nhẹ và nước, sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi vết bỏng và che phủ nó với một miếng gạc không dính.

thuốc trị bỏng

  • Bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da hay gel lô hội. Điều này có thể làm dịu khu vực bị bỏng và ngăn ngừa khô da khi vết thương lành.
  • Nếu cần thiết, uống thuốc giảm đau không cần toa. Các thuốc giảm đau không cần toa bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB, những biệt dược khác), naproxen (Aleve) và acetaminophen (Tylenol, những biệt dược khác).
  • Hãy xem xét chích ngừa uốn ván. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tiêm ngừa uốn ván ít nhất 10 năm một lần.

Cho dù vết bỏng của bạn là nhỏ hay nghiêm trọng, hãy sử dụng kem chống nắngkem dưỡng ẩm thường xuyên khi vết thương đã lành.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Burn treatment. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burns/diagnosis-treatment/drc-20370545. Ngày truy cập 05/06/2018.

Burns

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12063-burns

Ngày truy cập 30/05/2022

Outpatient Burns: Prevention and Care

https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2012/0101/p25.html

Ngày truy cập 30/05/2022

Burns

https://medicalguidelines.msf.org/viewport/CG/english/burns-18482397.html

Ngày truy cập 30/05/2022

HOW TO TREAT A FIRST-DEGREE, MINOR BURN

https://www.aad.org/public/everyday-care/injured-skin/burns/treat-minor-burn

Ngày truy cập 30/05/2022

 

Phiên bản hiện tại

30/05/2022

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Sẹo bỏng: bạn đã biết cách điều trị hiệu quả?

Trẻ bị bỏng: Cách sơ cứu và chăm sóc vết bỏng an toàn, ít đau, không sẹo


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 30/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo