backup og meta

Những điều bạn cần biết về phương pháp ghép da

Những điều bạn cần biết về phương pháp ghép da

Ghép da là một dạng phẫu thuật thực hiện trên da bao gồm việc lấy đi một phần da ở vùng này và đắp lên vùng khác trên cơ thể.

Phương pháp này thường được áp dụng để vá những vết thương lớn trong các trường hợp rách da do gãy xương, bỏng hoặc những vùng da nhiễm trùng không thể phục hồi.

Hai dạng ghép da chính

Ghép da mỏng tự thân 

Dạng ghép da này là cắt bỏ hai lớp ngoài cùng của da gồm lớp biểu bì và một phần lớp hạ bì mà không khâu lại vết cắt. Da dùng để ghép thường được lấy từ đùi, mông hoặc bắp tay. Những vùng được ghép da mỏng tự thân thường có màu sáng hơn phần da khác khi lành. Những vùng da được ghép không phát triển hoàn chỉnh như những phần còn lại nên những người được điều trị bằng phương pháp này có thể cần một ca ghép da khác về sau.

Ghép da toàn bộ độ dày

Dạng ghép da này là cắt bỏ toàn bộ lớp biểu bì, hạ bì và có tiến hành khâu kín lại vết cắt. Phương pháp này cũng lấy đi các mạch máu và cơ theo vết cắt, cho phép vùng da được ghép liền khối với phần da thường và sẽ tự phát triển được. Phương pháp ghép da toàn bộ độ dày được áp dụng cho những vết thương ở những vùng dễ thấy trên cơ thể như mặt.

Tại sao lại cần ghép da?

Phương pháp ghép da được áp dụng cho bệnh nhân trong những trường hợp sau đây:

Nguy cơ khi thực hiện ghép da

Giống như tất cả mọi ca phẫu thuật, ghép da cũng có một vài nguy cơ, bao gồm chảy máu, để lại sẹo, gây nhiễm trùng hay bệnh nhân có phản ứng với các loại thuốc dùng trong quá trình điều trị. Sau khi phẫu thuật xong, da có thể không phục hồi bình thường hay phục hồi nhưng không bằng phẳng. Tình trạng da bị xỉn màu, tăng hay giảm độ nhạy cảm cũng có thể xảy ra.

Cần chuẩn bị gì khi ghép da?

Bác sĩ sẽ lên kế hoạch phẫu thuật một vài tuần trước đó. Bạn hãy dùng khoảng thời gian này để chuẩn bị cho tiến trình phẫu thuật. Bạn sẽ cần thông báo cho bác sĩ trước về tấ cả các loại thuốc bạn đang dùng, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.

Giống như phần lớn những ca phẫu thuật khác, bạn cần nhịn ăn trước khi tiến hành phẫu thuật. Thường thì bạn sẽ nhịn ăn, uống, ngừng hút thuốc và ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc khoảng một ngày trước ca phẫu thuật ghép da.

Bạn cũng nên đi cùng một thành viên trong gia đình hay bạn bè có thể giúp bạn trở về nhà sau phẫu thuật. Nếu bạn cần ở lại bệnh viện, bạn nên đề nghị một ai đó ở lại cùng bạn vào những ngày đầu sau khi phẫu thuật. Thậm chí sau khi đã xuất viện, bạn cần nhờ người thân giúp đỡ thực hiện một vài thao tác hay những khi cần di chuyển quanh nhà.

Điều gì xảy ra trong quá trình phẫu thuật?

Sau quá trình chuẩn bị đầy đủ để cuộc phẫu thuật bắt đầu, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp gây mê/gây tê trước khi thực hiện để bạn không cảm thấy đau.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần da ở vùng hiến tặng. Nếu ghép da mỏng tự thân, da sẽ được lấy ở những phần cơ thể bị che khuất như hông hay phần trong đùi. Nếu ghép da toàn bộ độ dày thì vùng da dùng để ghép sẽ là ở thành bụng hoặc thành ngực. Ngay khi da đã được lấy ra, bác sĩ phẫu thuật sẽ cẩn thận đặt phần da này lên trên vùng da cần ghép rồi dùng chỉ, kim hay gạc băng phẫu thuật (gạc không dính), sau đó khâu lại.

Cần làm gì sau khi phẫu thuật?

Đội ngũ bác sĩ sẽ theo dõi bạn khi gây mê và sau khi phẫu thuật, giám sát các dấu hiệu và cho bạn thuốc để kiểm soát cơn đau.

Phương pháp ghép da mỏng tự thân thường lành nhanh chóng, trong khi phương pháp ghép da toàn bộ độ dày có thể cần 1−2 tuần nằm viện. Các mạch máu ở vùng da được ghép bắt đầu liên kết với nhau trong 36 giờ sau khi phẫu thuật. Nếu chúng không liên kết với nhau thì có nghĩa rằng cơ thể bạn đang thải loại phần da ghép và bạn phải thực hiện một ca ghép da khác.

Bạn sẽ cần đeo gạc băng khoảng 1−2 tuần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc chỗ da đã băng bó, cho bạn thuốc giảm đau và giảm khó chịu. Họ cũng sẽ chỉ cho bạn cách chăm sóc vùng bị lấy da và vùng da được  cấy ghép để chúng không bị nhiễm trùng.

Bạn sẽ cần nghỉ ngơi khoảng 3−4 tuần để những vùng tổn thương có thể lành hẳn và tránh được các dạng sang chấn tâm lý hay hoạt động mạnh, vì những điều này có thể làm rách hoặc làm giãn vùng ghép.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào là thời điểm thích hợp để bạn trở lại các hoạt động thường ngày. Bạn có thể cần dùng liệu pháp vật lý trị liệu sau này để phục hồi sau ca ghép da.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002982.htm  Ngày truy cập 6/5/2017.

http://www.healthline.com/health/skin-graft#Overview1 Ngày truy cập 6/5/2017.

http://www.nhs.uk/conditions/plastic-surgery/pages/how-it-is-performed.aspx Ngày truy cập 6/5/2017.

Phiên bản hiện tại

27/05/2021

Tác giả: Kim Vi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Top 4 Bệnh viện và Phòng khám Đa khoa Quốc tế uy tín tại Bình Dương

Bạn có thể phân biệt bệnh vẩy nến, chàm và viêm da?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Vi · Ngày cập nhật: 27/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo