Cách chăm sóc vết bỏng
Cách chăm sóc vết bỏng tùy thuộc vào mức độ và kích thước của vết bỏng. Những vết bỏng nhẹ, chỉ tổn thương lớp biểu bì trên cùng thường tự lành và không để lại sẹo bỏng.
Những trường hợp bỏng nặng hơn, làm da phồng rộp, bạn nên:
- Bôi một lớp thuốc mỡ kháng sinh lên vết bỏng để giúp vết thương mau lành
- Băng bó vết bỏng với gạc vô trùng, không dính để bảo vệ vùng tổn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như giúp da nhanh hồi phục.
Trường hợp bỏng nặng, vết bỏng trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng và không cảm thấy đau. Có thể các đầu nút dây thần kinh đã bị phá hủy. Bạn nên đến bệnh viện ngay.
Cách ngăn ngừa và cải thiện sẹo bỏng
- Để tránh để lại sẹo, tuyệt đối không bóc mài vết thương. Cần để lớp mài tự bong tróc.
- Để hạn chế sự hình thành sẹo bỏng, cần bôi gel cải thiện sẹo ngay khi vết thương vừa khép miệng, liền da. Từ lúc vết thương lành, quá trình tạo sẹo sẽ diễn ra mạnh mãnh trong suốt 40 – 60 ngày: đây chính là thời điểm VÀNG để ngăn tạo sẹo, giúp vết sẹo nhỏ nhất có thể.
- Sử dụng gel chăm sóc sẹo suốt 40 – 60 ngày sau khi lành thương giúp làm giảm kích thước sẹo đáng kể cả về độ dày và độ dài.
- Tiếp tục sử dụng cho đến khi sẹo được cải thiện hoàn toàn: vết sẹo sẽ mờ, phẳng và hòa lẫn vào vùng da xung quanh và ít được nhận thấy nhất.
- Ngay tại thời điểm lành thương, bạn sẽ không biết vết sẹo bỏng của mình là sẹo lồi hay sẹo lõm. Vì vậy, tốt nhất, cần chọn một loại gel cải thiện sẹo có tác dụng cho cả sẹo lồi và sẹo lõm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!