4. Tác hại của điện thoại khi đặt áp sát da

Bạn không nên để điện thoại áp sát da của bạn. Nguyên nhân là vì trong lúc sử dụng, vi khuẩn có trên nút bấm và màn hình điện thoại sẽ lây sang da mặt. Đồng thời, sóng điện từ sẽ tiếp xúc trực tiếp và gần bạn hơn bao giờ hết. Vậy làm sao để nghe điện thoại đúng cách? Bạn hãy để điện thoại gần tai và cách xa ít nhất 0,5–1,5cm để nghe điện thoại an toàn nhé.
5. Cắm sạc điện thoại qua đêm

Quá trình sạc điện thoại thực chất sẽ không gây hại gì đến sức khỏe của bạn (trừ khi bạn ở gần và bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ trong lúc sạc). Nhưng tốt nhất là bạn không nên để điện thoại sạc qua đêm. Việc này không những làm giảm tuổi thọ của pin mà còn khiến chúng hoạt động ngày càng kém hiệu quả.
6. Đặt điện thoại ở những nơi quá lạnh

Nếu ngoài trời nhiệt độ đang quá thấp, đặc biệt là khi thấp hơn cả 0 độ C, hãy giữ kỹ điện thoại của bạn. Đừng để chúng ở ngoài trời lạnh hoặc trong xe đậu bên đường quá lâu. Nhiệt độ thay đổi nhiều rất có hại cho các thiết bị và phụ kiện điện thoại.
Nếu bạn để điện thoại ở trời lạnh một thời gian dài rồi lại đem vào một nơi ấm áp, sự ngưng tụ và tan chảy của nước sẽ làm hỏng những bộ phận bên trong của điện thoại. Nếu bạn cần phải ra ngoài thường xuyên vào mùa lạnh, hãy mua hoặc tự làm một chiếc ốp hay vỏ đựng mới để giữ ấm cho điện thoại nhé.
7. Đặt điện thoại ở những nơi quá nóng

Không chỉ nhiệt độ thấp mà nhiệt độ cao cũng sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử. Vào những ngày trời nóng, để quên điện thoại trong xe hoặc cho nó phơi nắng ngoài biển đều làm điện thoại nóng lên và dễ bị chập. Đặt điện thoại gần lò nướng cũng sẽ chịu tác động tương tự. Bạn nhớ lưu ý để điện thoại tránh xa các thiết bị tạo nhiệt cao nhé!
8. Để điện thoại gần trẻ (trên xe đẩy em bé)

Những bà mẹ bận bịu và vội vã thường để điện thoại vào xe đẩy của con để vừa tiện chăm con lại vừa dễ dùng điện thoại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết việc để điện thoại gần trẻ có thể gây nguy hiểm cho bé.
Bên cạnh việc trẻ sẽ tiếp xúc quá sớm với điện thoại và chịu nhiều tác động xấu, thiết bị này còn có thể đưa tới hậu quả là con thường sẽ dễ mắc các vấn đề về hành vi như tăng động thái quá hay chứng rối loạn khả năng tập trung. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sóng điện từ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến não cũng như sự phát triển của trẻ.
9. Tác hại khi để điện thoại gần đầu khi ngủ

Đây là những lý do mà bạn tuyệt đối không nên để điện thoại dưới gối hay gần đầu khi chuẩn bị đi ngủ:
- Vào ban đêm, điện thoại sẽ thường phát sáng và có tiếng kêu từ các thông báo, có thể là từ mạng xã hội như Facebook. Những ánh sáng không cần thiết này sẽ tác động tới việc sản xuất melatonin, từ đó gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
- Nếu cứ để điện thoại ở gần đầu thì không lâu sau bạn sẽ luôn cảm thấy đau đầu và chóng mặt.
- Đã có nhiều trường hợp điện thoại bị phát nổ và cháy rụi. Khi bạn đặt điện thoại dưới gối, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều. Một chiếc điện thoại lúc sạc pin sẽ bắt đầu tỏa nhiệt. Tuy nhiên, lớp vỏ gối và drap giường lại ngăn chặn hoạt động này, nhiệt không thể tỏa ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bạn và còn tăng nguy cơ phát nổ. Tốt nhất là nên để điện thoại sạc ở một nơi xa bạn và xa cả giường bạn nữa nhé.
- Bên cạnh đó, nếu để điện thoại gần đầu khi ngủ, bức xạ điện từ sẽ ảnh hưởng tới não, mắt và giấc ngủ của bạn. Xem ngay những lợi ích của việc không sử dụng điện thoại trước khi ngủ để làm động lực từ bỏ ngay thói quen cực kỳ có hại này nhé.
Trong xã hội hiện đại, bạn sẽ cần đến smartphone mọi lúc để làm việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên, việc sử dụng và đặt điện thoại ra sao để an toàn và giảm thiểu tác hại của chúng vẫn chưa được nhiều người quan tâm đúng mức. Hy vọng, qua bài viết vừa rồi, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!