- Huyết khối (các cục máu đông)
- Đau thắt ngực
- Đột quỵ
- Đau tim
3. Các vấn đề về sinh sản

Hút thuốc lá có thể làm hỏng hệ thống sinh sản của phụ nữ và làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Điều này là do thuốc lá và các hóa chất khác trong thuốc lá tác động đến các hormone trong cơ thể.
Đối với nam giới, một người hút thuốc lá càng nhiều và lâu thì nguy cơ rối loạn cương dương càng cao. Ngoài ra, hút thuốc cũng ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng, do đó làm giảm khả năng sinh sản.
4. Biến chứng thai kỳ
Theo CDC, hút thuốc có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi đang phát triển như:
- Làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung
- Giảm cân nặng của trẻ sau khi sinh
- Tăng nguy cơ sinh non
- Gây tổn hại phổi, não và hệ thần kinh trung ương của thai nhi
- Gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
- Góp phần gây ra các dị tật bẩm sinh, như sứt môi hoặc hở hàm ếch
5. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
Theo CDC, những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 30–40% so với người không hút thuốc.
Hút thuốc cũng gây ra khó khăn cho những người mắc bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát tình trạng bệnh.
6. Suy yếu hệ thống miễn dịch
Hút thuốc lá có thể làm suy giảm miễn dịch của một người, khiến họ dễ bị bệnh hơn.
Nó cũng làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
7. Vấn đề về thị lực
Hút thuốc lá có thể gây ra các vấn đề về mắt, bao gồm bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, hút thuốc còn gây ra một số ảnh hưởng đến thị lực bao gồm:
- Khô mắt
- Bệnh tăng nhãn áp
- Bệnh võng mạc tiểu đường (các bệnh lý về võng mạc do biến chứng của tiểu đường)
8. Vệ sinh răng miệng kém

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh về nướu cao gấp đôi. Nguy cơ này tăng theo số lượng thuốc lá họ sử dụng.
Ngoài ra, hút thuốc lá còn hạn chế khả năng nếm và ngửi mọi thứ. Nó cũng làm cho răng hoen ố, đổi màu.
9. Da và tóc không khỏe mạnh
Hút thuốc lá gây hại cho da và tóc. Một người hút thuốc dễ bị lão hóa sớm, da nhăn nheo. Họ cũng có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn, đặc biệt là da ở môi.
Hút thuốc khiến tóc và da có mùi thuốc lá. Nó cũng góp phần gây ra tình trạng rụng tóc và hói đầu.
10. Nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác
Ngoài gây ra ung thư phổi, hút thuốc lá còn gây ra một số bệnh ung thư khác như ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quan, ung thư dạ dày, ung thư miệng, thanh quản, vòm họng, thận, cổ tử cung, gan…
Vậy còn khói thuốc thì sao?
Dù bạn không hút thuốc lá nhưng việc hút thuốc thụ động hoặc hít khói thuốc thụ động cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn có thể bị tăng nguy cơ cảm lạnh và nhiễm trùng tai, bệnh hen suyễn nặng hơn, tăng huyết áp, tổn thương tim mạch, giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao hay còn gọi là cholesterol tốt.
Bỏ thuốc lá cách nào?

Chẳng dễ dàng gì để cai thuốc lá nhưng không có gì là không thể làm. Nếu quyết tâm cao, bạn sẽ thành công trong việc bỏ thuốc lá hoàn toàn. Và đây là những lợi ích bạn sẽ nhận về khi cai được thuốc lá:
- Sau 20 phút–12 giờ: Nhịp tim và carbon monoxide trong máu giảm xuống mức bình thường.
- Sau 1 năm: Nguy cơ đau tim thấp hơn nhiều, huyết áp, ho và các vấn đề hô hấp trên bắt đầu cải thiện.
- Sau 2–5 năm: Nguy cơ đột quỵ giảm xuống.
- Sau 5–15 năm: Nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thực quản và bàng quang giảm đi một nửa.
- Sau 10 năm: Nguy cơ ung thư phổi và ung thư bàng quang cũng giảm đi một nửa.
- Sau 15 năm: Nguy cơ mắc bệnh tim do hút thuốc lá không còn.
Cuối cùng, nếu bạn đã thử nhiều lần mà vẫn không bỏ được thuốc lá, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ đưa ra những phương cách hữu ích để giúp bạn cai thuốc thành công.