backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Thuật thôi miên có chữa nghiện thuốc lá?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 19/11/2020

    Thuật thôi miên có chữa nghiện thuốc lá?

    Việc từ bỏ hút thuốc đôi khi là một thử thách cam go. Nhưng đây lại là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm vì sức khỏe của mình. Hút thuốc là một thói quen xấu, thậm chí gây chết người. Nó là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, các bệnh về phổi, và các vấn đề về sức khỏe khác, bao gồm cả gãy xương và đục thủy tinh thể.

    Nếu viên ngậm, miếng dán, kẹo cao su chứa nicotine và các giải pháp giúp từ bỏ hút thuốc không thể giúp bạn thoát khỏi thói quen này, cũng đừng vội đầu hàng. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu thuật thôi miên là lựa chọn bạn đang hướng đến. Một số nghiên cứu cho thấy thuật thôi miên có thể giúp một số bệnh nhân từ bỏ thuốc lá.

    Thôi miên để cai thuốc lá diễn ra như thế nào?

    Trong suốt quá trình thôi miên nhằm từ bỏ hút thuốc, bệnh nhân thường được yêu cầu tưởng tượng những những hậu quả không mấy dễ chịu từ việc hút thuốc. Ví dụ, nhà thôi miên trị liệu có thể gợi ý rằng khói thuốc lá có mùi như ống xả xe tải, hoặc việc hút thuốc có thể khiến miệng bênh nhân cảm thấy cực kì khô nẻ.

    Phương pháp Spiegel là một trong những kỹ thuật thôi miên từ bỏ thuốc lá phổ biến, thường tập trung vào 3 ý chính:

    • Thuốc lá đầu độc cơ thể;
    • Cơ thể của bạn cần phải sống;
    • Bạn nên tôn trọng và bảo vệ cơ thể của mình (đến một mức sống mà bạn muốn).

    Nhà thôi miên trị liệu cũng dạy người hút thuốc cách tự thôi miên bản thân, và yêu cầu họ lặp lại những khẳng định nêu trên bất kể khi nào họ cảm thấy muốn hút thuốc.

    Liệu thuật thôi miên có đem lại hiệu quả?

    Thuật thôi miên, nhìn chung, không đem lại hiệu quả cho tất cả mọi người. Cứ 1 nhóm 4 người thì lại có 1 người không thể bị thôi miên. Cường độ của thuật thôi miên có thể khác nhau từ người này sang người khác nếu thôi miên thành công.

    Tính hiệu quả của thuật thôi miên tùy thuộc vào mỗi người. Vào năm 2010, một bài phê bình tổng hợp những nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có đủ bằng chứng về công dụng của thuật thôi miên. Một bài phê bình khác từ năm 2012 cho rằng những nghiên cứu trên đã thực sự hỗ trợ được lợi ích khả thi từ việc sử dụng thuật thôi miên.

    Theo các cuộc thảo luận về phương pháp thay thế cho việc từ bỏ thuốc lá trên website của mình, thuật thôi miên vẫn chưa được mọi người chấp thuận là một phương pháp trị liệu hiệu quả. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng cần phải có nhiều nghiên cứu có tính tổ chức tốt nhằm xác định liệu thuật thôi miên có thực sự đem lại hiệu quả cho người hút thuốc hay không, thêm vào đó thuật thôi miên vẫn còn là một phương pháp tiếp cận đầy hy vọng và mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, cách tốt nhất để từ bỏ khói thuốc chính là kết hợp với nhiều loại hình kỹ thuật khác nhau.

    Tìm nhà thôi miên trị liệu

    Nếu muốn được thôi miên nhằm từ bỏ thuốc lá, bạn có thể nhờ hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được giới thiệu một nhà thôi miên trị liệu tốt.

    Sau đây là một số lời khuyên khi tìm kiếm một nhà thôi miên trị liệu đáng tin cậy:

    Hãy đảm bảo rằng họ được cấp phép, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận. Thuật thôi miên nhằm cai thuốc lá và một số nguyên nhân liên quan đến y khoa và hành vi khác nên được thực hiện bởi người có bằng cấp hiện hành trong lĩnh vực y khoa, chẳng hạn như y học, tâm thần học, tâm lý học hoặc chăm sóc y tế.

    Hãy cảnh giác với lời quảng cáo “hiệu quả 100%”. Thuật thôi miên không mang lại hiệu quả cho tất cả mọi người.

    Hãy nhớ rằng, không bao giờ là quá muộn để từ bỏ thuốc lá. Thực hiện ngay và bạn sẽ nhận được những lợi ích từ sức khỏe. Nếu bỏ thuốc trước 50 tuổi, bạn đã tăng gấp đôi khả năng sống thêm 15 năm so với những người vẫn tiếp tục hút thuốc.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về thuật thôi miên giúp trị bệnh

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 19/11/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo