backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

6 mẹo vượt qua tê nhức chân khi mang giày cao gót lâu

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Khắc Tiến · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    6 mẹo vượt qua tê nhức chân khi mang giày cao gót lâu

    Những tổn thương ở mắt cá, chân và lưng ở những người thương xuyên mang giày cao gót không thể ngăn cản phụ nữ sử dụng giày cao gót, kể cả khi cảm thấy khó chịu khi phải mang giày cao gót hàng giờ đồng hồ. Một nghiên cứu mới đây của Đại học North Carolina ở Charlotte đã chứng minh rằng khi bạn mang giày cao gót, các cơ mắt cá sẽ trở nên mạnh hơn, nhưng dần dà các cơ này sẽ bị yếu đi.

    Giày cao gót có thể làm tổn thương chân bạn như thế nào?

    “Ban đầu, khi mới mang giày cao gót, các cơ quanh mắt cá sẽ phải co liên tục để giữ bạn đứng thẳng và giúp bạn đi lại”, Tricia Turner, Phó Giáo sư Khoa Động học và Điều phối viên đào tạo thể lực của Cao đẳng Sức khoẻ và Dịch vụ con người tại Đại học North Carolina, Charlotte, đã nói trong 1 bài phát biểu: “Lâu dài, bạn sẽ ít phải co các cơ ở cẳng chân để thích nghi với việc thay đổi giày dép. Khi đó, các cơ ở cẳng chân của bạn sẽ ít phải co hơn và yếu đi”.

    Turner và các đồng nghiệp của cô đã thu thập số liệu từ những nữ sinh học ngành tiếp viên hàng không để xác định độ mạnh của các cơ quanh mắt cá và sự cân bằng từ khi họ mới vào trường cho đến những năm cuối khoá học. Họ tìm ra rằng những tổn thương ở mắt có liên quan đến việc sử dụng giày cao gót, buộc chân phải giữ yên ở một vị trí không phải là vị trí tự nhiên.

    Khi bạn mang giày thể thao hoặc giày đế bằng, xương mắt cá và xương cẳng chân tạo nên một tư thế vững chắc và ổn định, do đó, sẽ không có tổn thương nào xảy ra. Khi bạn sử dụng giày cao gót, theo thời gian, các dây chằng và thần kinh ở mắt cá bị tổn thương sẽ dẫn đến các biến chứng tại cẳng chân và lưng.

    Dây chằng bị tổn thương thế nào bởi giày cao gót?

    Trong khi nhóm nghiên cứu của Turner quyết định tập trung vào tổn thương mắt cá gây ra bởi sử dụng giày cao gót, những nghiên cứu khác đã chứng minh rằng mang giày cao gót quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều tổn thương từ lưng cho đến ngón chân, bao gồm cả chuột rút, mỏi cơ, thoái hoá khớp và thay đổi tư thế. Không may, đa số phụ nữa thế kỉ 20 vẫn bất chấp đau đớn để đổi lấy chiều cao!

    “Việc sử dụng giày cao gót kéo dài sẽ làm co rút các cơ cẳng chân sau và kéo dài các cơ cẳng chân trước. Những thay đổi về độ dài của cơ có thể dẫn đến thay đổi về sức cơ”, Phó Giáo sư Turner nói thêm. “Giày cao gót cũng làm thay đổi dáng đi, cuối cùng làm bất thường trong dáng đi, làm bạn di chuyển ít linh động hơn. Sự thay đổi ở mắt cá làm các cơ cao hơn ở cẳng chân và lưng mất đi sức mạnh là sự co cơ hiệu quả. Nó cũng thay đổi chất lượng xương tại gối và quanh gối, mà hậu quả cuối cùng có thể dẫn đến chấn thương.

    Bạn có nên từ bỏ giày cao gót?

    Không! Thật may mắn khi các chuyên gia không cấm bạn bỏ đi những đôi giày cao gót sexy, nhưng bạn cần biết cách để tránh các biến chứng gây ra do mang giày cao gót lâu dài. Bác sĩ Nevins – chuyên gia nắn chỉnh xương đến từ Hollywood, đã đưa ra các khuyến cáo sau:

    • Tốt nhất là nếu bắt buộc phải mang giày cao gót hàng ngày vì công việc, bạn nên chọn loại giày có gót khoảng 3cm và có đế gót rộng, giúp cho việc chịu lực tốt hơn. Các loại giày có đế gót hẹp sẽ có ít mặt tiếp xúc để chịu lực hơn; các loại giày gót cao từ 9 cm trở lên có thể làm ngắn các gân Achilles;
    • Mang giày mềm để giảm tác động đến đầu gối của bạn;
    • Hãy chắc rằng giày vừa size với bạn: nếu giày quá lỏng, chân bạn sẽ có xu hướng trượt về phía trước, làm các ngón chân phải chịu lực nhiều hơn. Hãy chọn một đôi giày đủ rộng cho các ngón chân bạn có thể tự do ngọ nguậy nhé!
    • Mang giày cao gót vào những dịp ít phải đứng hoặc đi lại;
    • Thay đổi giày mỗi ngày hoặc vài lần trong ngày nếu phải dùng giày cao gót cả ngày. Đừng mang cố định một chiếc giày cả ngày, hãy mang theo thêm đôi giày thoải mái hơn như giày thể thao hoặc giày chạy bộ để đi lại và làm việc. Hãy mang đôi giày giúp bạn đi lại thật thoải mái và giữ cho bàn chân, cẳng chân, hông và lưng bạn dãn một cách vừa phải.
    • Nếu bạn bị căng cơ hãy bỏ ra vài phút mỗi ngày để làm căng các cơ bắp chân và bàn chân. Bác sĩ Nevins khuyến cáo bạn có thể tập dùng chân mình để nhặt cây viết chì lên sàn bằng ngón chân.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Khắc Tiến · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo