backup og meta

Các lợi ích tuyệt vời của yoga đối với cơ thể bạn nên biết

Các lợi ích tuyệt vời của yoga đối với cơ thể bạn nên biết

Yoga rất phổ biến và được nhiều người luyện tập. Vậy các lợi ích của yoga mang lại cho cơ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi nhé.

Cải thiện độ dẻo dai

Lợi ích đầu tiên và rõ ràng nhất của yoga là cải thiện tính linh hoạt và dẻo dai của cơ thể. Những buổi đầu tiên, chắc hẳn bạn sẽ không thể gập người để chạm tới các ngón chân. Nhưng nếu bạn luyện tập một thời gian dài, cơ thể sẽ trở nên dẻo dai hơn và cuối cùng bạn có thể thực hiện được các động tác ấy một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng những cơn đau nhức cơ cũng đang dần dần biến mất.

Tăng cường sức mạnh cơ bắp

Cơ bắp khỏe mạnh giúp thân hình trông khỏe khoắn hơn. Tập yoga cũng bảo vệ chúng ta khỏi những bệnh như viêm khớp và đau lưng, giúp ngăn ngừa nguy cơ té ngã ở người cao tuổi. Bằng việc tập yoga, các cơ bắp được đảm bảo tính linh hoạt cho cơ thể hơn là tập gym và nâng tạ.

Điều chỉnh tư thế

Làm việc 8 đến 12 tiếng một ngày chắc hẳn sẽ làm cho cơ thể bạn rất mệt mỏi, đặc biệt là phần lưng và cổ. Không bất ngờ khi kết quả cho thấy nhân viên văn phòng có tỷ lệ bị các bệnh về đau khớp và thoái hóa khớp xương sống cao hơn so với những ngành nghề khác. Bài tập yoga là phương pháp hiệu quả giúp cơ thể bạn điều chỉnh lại tư thế, đồng thời có thể giúp giảm bớt các cơn đau liên quan đến xương và khớp.

Ngăn ngừa suy nhược sụn và khớp

Mỗi khi bạn tập luyện yoga, bạn sẽ tác động vào khớp thông qua các chuyển động của cơ thể. Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp và giảm thiểu tình trạng khuyết tật bằng cách “xoa bóp và ngâm” các vùng sụn thường không được sử dụng tới.

Việc thực hành cân bằng thông qua các tư thế asana trong yoga cùng các chuyển tiếp uốn cong và vặn người giúp giữ cho các đĩa đệm tủy sống dẻo dai hơn.

Giúp xương khỏe hơn

Thường xuyên luyện tập giúp xương khỏe mạnh và giảm nguy cơ loãng xương. Nhiều tư thế trong yoga đòi hỏi bạn phải nâng toàn bộ trọng lượng cơ thể của mình lên. Các tư thế này giúp phần xương cánh tay, đặc biệt là những chỗ dễ bị gãy trở nên khỏe mạnh.

Một nghiên cứu cho thấy thực hành yoga làm tăng mật độ xương trong đốt sống. Khả năng giảm mức cortisol của hormone gây stress có thể giúp cơ thể giữ lượng canxi trong xương.

Tăng lưu lượng máu

Tập yoga giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là các bài tập thư giãn ở bàn tay và bàn chân. Yoga cũng giúp tiếp thêm oxy vào các tế bào trong cơ thể giúp chúng hoạt động hiệu quả.

Yoga cũng làm tăng lượng hemoglobin và các tế bào hồng cầu giúp mang oxy đến các mô. Nó làm giảm huyết khối bằng cách làm cho tiểu cầu ít kết dính với nhau và giảm hàm lượng các protein, hạn chế tình trạng xuất hiện các cục máu đông. Điều này giúp bạn ít gặp những cơn đau tim và đột quỵ do huyết khối gây ra.

Tăng cường miễn dịch

Khi tập yoga, bạn sẽ làm tăng sự thoát nước của bạch huyết (một chất lỏng nhớt giàu các tế bào miễn dịch). Điều này giúp hệ thống bạch huyết chống lại các bệnh về nhiễm trùng, tiêu diệt các tế bào ung thư và vứt bỏ các chất độc hại.

Tăng nhịp tim

Các nghiên cứu cho thấy trong quá trình tập luyện, yoga giúp nhịp tim trong cơ thể tăng nhanh, giúp bạn giảm nguy cơ bị đau tim và giảm trầm cảm.

Giúp bạn có một lối sống lành mạnh

Vận động nhiều hơn, ăn uống hợp lý hơn giúp bạn đốt cháy lượng calo, kích thích tinh thần và cảm xúc của bản thân. Yoga cũng có thể truyền cảm hứng cho bạn để trở thành một người có ý thức trong việc ăn uống hơn.

Yoga đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nên hãy siêng năng tập yoga bạn nhé.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Why yoga tai chi and meditation are good for you http://www.webmd.com/fitness-exercise/news/20170616/why-yoga-tai-chi-and-meditation-are-good-for-you Ngày truy cập 22/08/2017

38 ways yoga keep fit https://www.yogajournal.com/lifestyle/count-yoga-38-ways-yoga-keeps-fit Ngày truy cập 22/08/2017

Phiên bản hiện tại

09/01/2020

Tác giả: Anh Phương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoa Vũ


Bài viết liên quan

Pace là gì? Cách tính pace (nhịp độ) trong chạy bộ

Bulgarian split squat là gì? Cách tập bulgarian split squat hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Anh Phương · Ngày cập nhật: 09/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo