Hiện nay, các nhà khoa học và chuyên gia chưa tìm ra phương pháp điều trị schizophrenia là gì. Tuy nhiên, người bệnh tâm thần phân liệt vẫn có thể sống một sống ổn định và có ý nghĩa nhờ các phương pháp kiểm soát triệu chứng bệnh. Những cách kiểm soát triệu chứng bao gồm: sử dụng thuốc, điều trị tâm lý và các dịch vụ xã hội.
Lý tưởng nhất là kết hợp giữa sử dụng thuốc, điều trị tâm lý và nhận được hỗ trợ từ các dịch vụ xã hội.
Sử dụng thuốc chống loạn thần
Thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt có vai trò kiểm soát các triệu chứng bằng cách gây ảnh hưởng lên chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não.
Thông thường, bệnh nhân sẽ mất vài lần thử trước khi tìm ra đúng loại thuốc điều trị hiệu quả, vì thuốc sẽ có tác dụng khác nhau với mỗi người bệnh. Vì lý do này, người bị tâm thần phân liệt đừng lo lắng mà hãy tuân thủ theo đúng kế hoạch điều trị của bác sĩ.
Tùy thuộc vào tình trạng và chuẩn đoán của mình, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thuốc điều trị của schizophrenia là gì và có những loại nào? Hiện nay, có hai dòng thuốc điều trị chống loạn thần chủ yếu:
- Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ nhất (FGA): có nhiều tác dụng phụ và có khả năng gây ra rối loạn vận động ở người bệnh. Chi phí của FGA thường rẻ hơn nên đây cũng là điều cần cân nhắc nếu phải sử dụng thuốc lâu dài. Một số loại thuốc điển hình: Fluphenazine, Haloperidol, Chlorpromazine,…
- Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai (SGA): thường được ưa chuộng hơn vì ít các tác dụng phụ, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa do dùng thuốc. Một số loại thuốc điển hình: Risperidone, Aripiprazole, Cariprazine,…
- Đặc biệt, hiện nay tại Việt Nam đã xuất hiện thuốc chống loạn thần dạng tiêm tác dụng kéo dài, chỉ cần tiêm mỗi tháng hoặc mỗi ba tháng thay thế cho thuốc uống hằng ng. Những thuốc dạng tiêm kéo dài sẽ góp phần tăng sự tuân thủ dùng thuốc và khắc phục được hạn chế phải dùng thuốc hằng ngày.
Phục hồi chức năng nhận thức
Liệu pháp phục hồi nhận thức bao gồm các chương trình đào tạo kỹ năng tâm lý và các dịch vụ hỗ trợ việc làm. Mục tiêu hướng đến việc giúp bệnh nhân cải thiện tương tác và giao tiếp xã hội, tham gia vào các hoạt động thường ngày.
Hầu hết các bệnh nhân sẽ được tạo điều kiện để sống trong cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số người cần phải được giám sát tại nhà với nhân viên y tế để đảm bảo tuân thủ việc dùng thuốc.
Xem thêm: 9 cách giữ bình tĩnh giúp bạn luôn vững vàng tâm lý
Tham gia vào quá trình trị liệu tâm lý
Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng để hỗ trợ người bệnh và người nhà nắm rõ bản chất của bệnh Schizophrenia là gì; giúp họ đồng cảm và thích ứng với bệnh tâm thần phân liệt; hỗ trợ giải quyết các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản.
Đây là bệnh tâm thần mạn tính, bệnh nhân sẽ phải chịu cả đời nên trị liệu tâm lý có thể giúp họ và người nhà học cách thích nghi, quản lý bệnh tật, nhanh chóng trở lại với cuộc sống hàng ngày. Với các bệnh nhân sống cùng gia đình, các phương pháp tâm lý trị liệu có thể giảm nguy cơ tái phát.

Những cách phòng ngừa bệnh tâm phân liệt
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào chắc chắn để ngăn ngừa bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, việc tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ có thể ngăn ngừa tái phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng. Các chuyên gia hy vọng rằng tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt sẽ giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm hơn trong quá trình khởi phát.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, các yếu tố căng thẳng cũng là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây để luôn giữ tinh thần khỏe mạnh, tích cực:
- Thường xuyên tập thể dục và vận động
- Giữ mối quan hệ với người xung quanh
- Học cách quản lý công việc và các cách thư giãn lành mạnh
- Gặp các bác sĩ tâm lý nếu có dấu hiệu của trầm cảm, căng thẳng, stress kéo dài,…
- Không sử dụng các chất kích thích thần kinh, đặc biệt là trong độ tuổi thanh thiếu niên
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!