8. Rối loạn nhân cách kịch tính & Tính cách phô trương
Sự nhạy cảm quá mức có thể là một triệu chứng của rối loạn nhân cách kịch tính (histrionic personality disorder), Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều muốn thu hút sự chú ý với mọi người. Tuy nhiên, có đôi khi điều này thể hiện bằng sự bộc lộ cảm xúc hoặc gây chú ý quá mức . Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của rối loạn nhân cách kịch tính như:
- Mong muốn được giúp đỡ, chấp nhận hoặc khen ngợi từ ai đó thái quá
- Không có khả năng tập trung làm việc trong thời gian dài
- Bộc lộ cảm xúc thái quá
- Ghét sự trì hoãn khi bạn mong muốn làm điều gì đó ngay lập tức.
Để ngăn ngừa chứng rối loạn nhân cách kịch tính, bạn hãy tập kỹ thuật hít thở sâu mỗi khi cảm xúc dâng trào. Bạn có thể tập thói quen chia nhỏ công việc để hạn chế áp lực khi phải xử lý quá nhiều việc cùng lúc.
9. Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế & Tính cách cầu toàn

Những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo một cách liều lĩnh và cố chấp quá mức có thể mắc phải bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive personality disorder). Rối loạn này xuất phát từ môi trường mà bạn đang sống, luôn chú ý quá đáng đến tiểu tiết và trật tự sắp xếp, tự kỷ luật và kiểm soát bản thân thái quá. Tất cả chúng ta đều theo đuổi và cố gắng đáp ứng những kỳ vọng này nhưng khi sự theo đuổi và đòi hỏi quá mức và cứng nhắc thì nó lại có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng đáng lưu tâm.
Đó là chúng ta sẽ dễ vô cảm với mọi thứ, theo chủ nghĩa giáo điều và tâm lý trở nên trì trệ, không linh hoạt, bảo thủ. Bản chất của những người cầu toàn là tự đặt tiêu chuẩn quá cao cho công việc và tập trung quá nhiều vào các chi tiết một cách hoàn hảo, do đó công việc gần như không thể hoàn thành..
Một người cầu toàn quá mức thường có những dấu hiệu phổ biến như:
- Bận tâm đến từng chi tiết, quy tắc, lịch trình
- Không vứt bỏ được những vật đã hỏng hóc, không còn giá trị sử dụng thậm chí chúng không có giá trị gì về mặt tình cảm
- Lao đầu vào công việc quá nhiều đến mức bỏ qua những hoạt động thư giãn và tình bạn (trừ trường hợp có nhu cầu rõ rệt về tài chính)
- Mong muốn làm hết việc của người khác vì nghĩ rằng họ sẽ không làm tốt và hoàn hảo được hoặc miễn cưỡng khi phải giao nhiệm vụ cho người khác hoặc khi phải làm việc với người khác trừ khi bản thân người khác hoàn toàn làm theo đúng chính xác những gì mà mình muốn
Bạn nên ngồi thiền mỗi ngày hoặc nhắm mắt nghe nhạc, massage để thư giãn. Sau đó, ghi lại những điều bạn đã thực hiện được vào những ngày không thư giãn và những ngày thư giãn. Điều này sẽ chứng minh rằng dành thời gian thư giãn sẽ không làm giảm hiệu suất làm việc của bạn.
10. Rối loạn nhân cách ái kỷ & Tính cách tự cao
Tự đánh giá cao bản thân là tốt hơn nhiều so với việc tự trách móc bản thân. Tuy nhiên, bạn có thể mắc bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic personality disorder) khi bạn cảm thấy bản thân tài giỏi, quyến rũ hay thậm chí là tốt nhất so với mọi người.
>>> Tìm hiểu thêm: Gasligh là gì mà khiến bạn bị thao túng tâm lý?
Bạn dễ mắc chứng trầm cảm và có cảm giác tự ti nếu không được công nhận xứng đáng. Dưới đây là một vài dấu hiệu của rối loạn nhân cách này:
- Giận dữ thái quá khi nhận lời chỉ trích hoặc phê bình bản thân
- Lợi dụng mọi người để đạt được mục tiêu của bản thân
- Hành vi, thái độ kiêu ngạo, tự xem bản thân là vượt trội so với những người khác và xứng đáng được đối xử đặc biệt.
- Liên tục mơ ước bản thân trở thành người giàu có, thành công, xinh đẹp và tỏa sáng
- Ghen tị với người khác và tin rằng người khác đang ghen tị với chính mình
Vấn đề lớn nhất của việc tự yêu bản thân là sự bất xứng giữa kỳ vọng và thực tế sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô dụng, thay đổi tâm trạng thất thường và nỗi sợ xấu hổ.
Để giải quyết căn bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ái kỷ, bạn nên giảm bớt mục tiêu của mình trong phạm vi có thể đạt được. Đừng đặt kỳ vọng quá cao để rồi cảm thấy thất vọng với tất cả mọi chuyện xảy ra không như ý nhé.
Cuộc sống áp lực ngày nay khiến bạn dễ dàng mắc phải các chứng bệnh tâm lý rối loạn nhân cách mà không hề nhận ra, thậm chí bạn còn nhầm tưởng đó là những tính cách bình thường. Vì vậy, đôi lúc bạn cũng cần những khoảng lặng để tự nhìn nhận lại bản thân. Hãy trân trọng những nét tính cách khác biệt của mình nhưng đừng để quá đà đến mức thành “rối loạn tâm thần” nhé!
Ảnh: Brightside.me
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!