backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Người hướng nội là gì? Đặc điểm tính cách, hành vi của người hướng nội

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Sương · Tâm thần · Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 18/03/2024

Người hướng nội là gì? Đặc điểm tính cách, hành vi của người hướng nội

Người hướng nội (introvert) được cho là những người được thích ở một mình, không thích nơi đông người và có vẻ như là một người nhút nhát. Điều đó có đúng không? Thật sự người hướng nội là gì? Người hướng nội là người như thế nào? Họ có những đặc điểm tính cách gì?

Nếu bạn chưa hiểu rõ về người hướng nội là gì và tìm hiểu sơ qua về người hướng nội thì có thể bạn sẽ có những hiểu biết sai lầm về người hướng nội. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách của người hướng nội và giải thích lý do vì sao người hướng nội lại thích ở một mình.

Người hướng nội là gì?

Theo định nghĩa từ của Cộng đồng trực tuyến dành riêng cho người hướng nội – Introvert Dear, người hướng nội là những người thích môi trường yên tĩnh, có xu hướng thích dành thời gian ở một mình và cảm thấy mất năng lượng khi phải tiếp xúc với nhiều người cùng một lúc.

Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy người hướng nội có vẻ nhút nhát, e dè và ngại tiếp xúc. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng, vì người hướng nội cũng có thể tham gia vào những bữa tiệc, hay những cuộc trò chuyện đông người. Chỉ có điều, bản thân họ sẽ không cảm thấy thoải mái và tận hưởng những buổi tiệc ấy như người hướng ngoại.

Theo nhiều kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí khoa học – Mind, Brain & Education cho biết, khi tham gia vào các bữa tiệc hoặc nơi đông người, chất dẫn truyền thần kinh dopamine tiết ra nhiều khiến cho người hướng nội cảm thấy bị kích động, hưng phấn quá mức. Điều này không phù hợp với tính cách của họ. Do đó, họ có thể tìm cách trốn khỏi bữa tiệc hoặc tìm những nơi yên tĩnh hơn để phục hồi năng lượng.

Người hướng nội là người như thế nào?

Để hiểu rõ hơn người hướng nội là gì và họ là người như thế nào, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu về đặc điểm tính cách, hành vi và sở thích của người hướng nội.

Dành nhiều thời gian ở một mình

Những khoảng thời gian ở một mình thật sự quan trọng đối với người hướng nội. Họ có thể đọc sách, xem phim, chơi game, dọn nhà, viết lách hoặc làm bất kỳ điều gì một mình mà không hề cảm thấy cô đơn. Ngược lại, khoảng thời gian này còn mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu và trạng thái cân bằng cảm xúc cho họ.

Dành nhiều thời gian để suy tư và chiêm nghiệm

Người hướng nội có xu hướng suy tư, chiêm nghiệm về những dòng suy nghĩ của bản thân. Ví dụ như, trước khi quyết định mua hàng, họ sẽ dành nhiều gian để tìm hiểu và so sánh; trước khi hành động họ cũng muốn dành thời gian để lập kế hoạch, tính toán rủi ro… Mặc dù người hướng ngoại cũng sẽ có tính cách này, nhưng với người hướng nội thì tần suất diễn ra nhiều hơn.

Làm việc độc lập tốt hơn là làm việc nhóm

Đối với người hướng nội, làm việc nhóm cũng giống như việc buộc họ phải tham gia vào những buổi tiệc đông người. Do đó, họ khó có thể làm việc hiệu quả khi ở nơi đông người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không thể làm việc nhóm, nhưng họ có xu hướng rời khỏi môi trường nhóm ấy một cách nhanh chóng khi đã hoàn thành xong việc. 

Thay vì tận dụng dopamine để cảm thấy thoải mái, hưng phấn như người hướng ngoại thì người hướng nội sẽ tận dụng acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh này giúp họ thư giãn, bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo và sâu sắc hơn. Chức năng của acetylcholine là làm chậm nhịp tim. Người hướng nội có thể làm việc hiệu quả, tập trung và sáng tạo hơn khi ở một mình, hoặc đơn giản là họ mất ít thời gian hơn khi làm việc độc lập. 

Thích viết hơn thích nói

Người hướng nội sẽ phải huy động nhiều năng lượng để suy nghĩ trước khi nói. Do đó việc trình bày ý tưởng hay thổ lộ cảm xúc bằng lời nói sẽ mang đến nhiều khó khăn và tiêu hao nhiều năng lượng của họ. Mặc dù có thể không phải là nhà văn, nhưng những người hướng nội thường viết ra thoải mái hơn là nói chuyện. Mặt khác, việc viết lách sẽ cho phép họ thực hiện điều này tốt hơn. Khi đó, họ sẽ có nhiều thời gian để lựa chọn từ ngữ, hành văn sao cho đúng với điều họ muốn thể hiện nhất. 

Người hướng nội là gì

Có xu hướng né tránh tình huống gây căng thẳng

Người hướng nội thường trốn khỏi công việc hay stress bằng cách để tâm trí lang thang đâu đó. Chính vì vậy mà họ trở nên dễ mất tập trung hơn, nhưng đây cũng là cách để họ tự thư giãn và giảm stress trước những tình huống gây căng thẳng hoặc không thoải mái.

Thích có một nhóm bạn nhỏ và thân thiết

Người hướng nội có vòng tròn bạn bè nhỏ hơn so với người hướng ngoại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ sẽ không thể giao lưu với nhiều người trong những tình huống xã hội thường ngày. Khi ở trong nhóm nhỏ bạn bè, họ có thể trò chuyện cả ngày và thậm chí trông họ có vẻ giống như 1 “người hướng ngoại”. 

Kết quả một nghiên cứu về chủ đề: ‘người hướng nội có thể cảm thấy hạnh phúc trong những điều kiện và tình huống như thế nào’ cho thấy: “Người hướng nội cũng như người hướng ngoại, họ sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn khi họ thành công trong việc phát triển các mối quan hệ chất lượng. Do đó, việc xây dựng một nhóm bạn nhỏ chất lượng và thân thiết sẽ vừa phù hợp với tính cách của người hướng nội, vừa giúp họ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn. Ngoài ra, việc được ở một mình trong sự yên tĩnh và bình yên cũng giúp họ thấy hạnh phúc hơn.

Ưu, nhược điểm của người hướng nội

Việc hiểu về khái niệm về người hướng nội là gì và nhận biết tính cách của người hướng nội có thể giúp bạn nhận biết đâu là ưu điểm và đâu là nhược điểm của người hướng nội.

Ưu điểm của người hướng nội là gì?

  • Người hướng nội có khả năng làm việc độc lập cao. Họ dành thời gian để nghiên cứu sâu về các vấn đề. Sau khi đã hiểu tương đối rõ về các vấn đề họ sẽ bắt đầu lập kế hoạch, do đó năng suất làm việc của họ rất cao.
  • Người hướng nội có một thế mạnh là khả năng lắng nghe, thấu hiểu người khác và có khả năng giữ im lặng tốt.  Điểm cộng này giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt, được yêu quý và được tin tưởng từ những người xung quanh.

Nhược điểm của người hướng nội là gì?

  • Khả năng giao tiếp và tương tác kém, điều này vô tình có thể lấy đi nhiều cơ hội kết nối và xây dựng mối quan hệ của họ, nhất là trong môi trường công sở.
  • Người hướng nội cũng có thể gặp phải tình trạng suy nghĩ quá nhiều (overthinking). Tình trạng này kéo dài có thể khiến họ mắc phải rối loạn trầm cảm (depression) hoặc rối loạn lo âu.

Câu hỏi thường gặp

Người hướng nội có phải là người nhút nhát không?

Theo phân tích của các chuyên gia, người hướng nội thường bị nhầm lẫn với người nhút nhát, đó là vì cả hai kiểu người này đều có điểm chung là ít tương tác xã hội, tỏ ra dè dặt nơi đông người.

Tuy nhiên, khác ở chỗ, người nhút nhát là người muốn giao tiếp, tương tác với người khác, nhưng cảm thấy sợ hãi khi làm điều đó. Ngược lại, người hướng nội vẫn có khả năng tương tác xã hội dễ dàng và không cảm thấy sợ hãi nơi đông người. Chỉ là họ không cảm thấy vui vẻ khi làm điều ấy.

Làm thế nào để biết tôi có phải là một người hướng nội không?

Bạn có thể thử tự đánh giá bản thân qua một số dấu hiệu sau:

  • Khi ở một mình bạn cảm thấy có nhiều năng lượng hơn và thoải mái hơn
  • Bạn thích tận hưởng khoảng thời gian riêng tư của bản thân
  • Bạn có xu hướng giữ im lặng và dè dặt khi có mặt ở chỗ đông người, nhộn nhịp
  • Bạn không thường bộc lộ cảm xúc, thay vào đó bạn chọn giữ cho riêng mình.
  • Bạn có một nhóm nhỏ bạn thân thay vì nhiều bạn bè xã giao
  • Bạn thường có xu hướng suy tư nhiều, và học hỏi tốt hơn thông qua việc quan sát.

Lưu ý:


Nếu bạn có những đặc điểm tính cách trên thì vẫn không hẳn bạn là một người hướng nội. Các dấu hiệu trên chỉ có giá trị gợi ý và tham khảo. Do đó, bạn cần tránh việc tự gắn nhãn cho bản thân mình là một kiểu người nhất định. Vì theo cơ chế và bản năng tự nhiên, tính cách của bạn có thể thay đổi theo thời gian.

Tính cách hướng nội có liên quan đến gen di truyền không?

Chuyên gia tâm lý trị liệu, nhà nghiên cứu về tính cách người hướng nội Marti Olsen Laney cho biết: Tính cách của người hướng nội có liên quan mật thiết đến khả năng di truyền. Cô còn nhấn mạnh: ‘Một đứa trẻ sinh ra, tính cách hướng nội hay hướng ngoại của chúng vốn dĩ đã được định hình sẵn’.

Song, yếu tố môi trường và cuộc sống, giáo dục và quá trình trải nghiệm cũng phần nào ảnh hưởng đến tính cách của một người.

Ngoài ra, kết quả của các nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ – NIH cho rằng, tính cách hướng nội của một người có liên quan đến 50% do di truyền.

Hướng nội, hướng ngoại là gì?

Tính cách hướng nội và hướng ngoại là hai loại tính cách tương phản nhau, được nhà Tâm lý học Tâm thần học đại tài người Thụy Sĩ – Carl Gustav Jung giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1910.

Mặc dù người hướng nội và người hướng ngoại có tính cách đối lập nhau, nhưng một số lý thuyết về tính cách khác đã chấp nhận rằng, một số người sở hữu cả hai tính cách này, cụ thể là nằm ở giữa hai đầu thước đo. Tính cách này còn gọi là Ambivert. 

Vậy người vừa hướng nội vừa hướng ngoại là gì? Đây là kiểu người có tính cách hướng trung, họ có thể thích tham gia vào các hoạt động xã hội, tìm kiếm sự tương tác; nhưng đồng thời cũng cần thời gian một mình để nạp lại năng lượng và tự suy tư sau đó.
Kiểu người hướng nội hướng ngoại là gì? Theo các chuyên gia nghiên cứu về tính cách cho biết, thuật ngữ dùng để gọi kiểu người vừa hướng ngoại vừa hướng nội được là Ambivert.

Kết luận

Tóm lại, người hướng nội là những người ưa thích sự riêng tư, thích ở một mình, thích viết hơn thích nói, có xu hướng làm việc một mình và cảm thấy mất năng lượng nếu phải tiếp xúc với quá nhiều người trong cùng một lúc.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm người hướng nội là gì, đặc điểm tính cách của người hướng nội… Nếu bạn có góc nhìn hay quan điểm nào thú vị khác về người hướng nội, hay để lại bình luận cho chúng tôi nhé!

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Sương

Tâm thần · Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 18/03/2024

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo