Tác giả Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội
Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm cảm mãn tính. Bạn có thể mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hàng ngày, cảm thấy vô vọng, năng suất giảm, lòng tự trọng thấp và có cảm giác hụt hẫng. Những cảm xúc này kéo dài trong nhiều năm và có thể ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ, học tập, công việc cũng như các hoạt động hàng ngày của bạn.
Nếu mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng, bạn khó tìm thấy cảm giác lạc quan thậm chí vào những dịp hạnh phúc nhất. Bạn có thể được mọi người mô tả là người có tính cách ảm đạm, hay phàn nàn hoặc buồn chán. Mặc dù rối loạn trầm cảm dai dẳng không nghiêm trọng như trầm cảm nặng, nhưng tâm trạng chán nản hiện tại của bạn có thể từ mức độ nhẹ, trung bình đến nặng.
Các triệu chứng phổ biến của rối loạn trầm cảm dai dẳng là:
Ở trẻ em, triệu chứng của rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể bao gồm tâm trạng chán nản và cáu gắt.
Các triệu chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng thường đến và đi trong một khoảng thời gian vài năm, cường độ của chúng có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các triệu chứng thường không biến mất trong vòng hơn hai tháng mỗi đợt. Bên cạnh đó, các đợt trầm cảm nặng có thể xảy ra trước hoặc trong thời gian rối loạn trầm cảm dai dẳng – điều này đôi khi được gọi là trầm cảm đúp.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi những cảm xúc này tồn tại một thời gian dài, bạn có thể cho rằng chúng là một phần cuộc sống của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của rối loạn trầm cảm dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ.
Nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của bạn hoặc tìm sự giúp đỡ trực tiếp từ các phòng khám về sức khỏe tâm thần. Nếu bạn chưa muốn gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần, chia sẻ với những người có thể hướng dẫn bạn điều trị, cho dù đó là bạn bè, người thân, giáo viên hoặc ai đó mà bạn tin tưởng.
Nếu bạn nghĩ mình có thể gây tổn thương cho bản thân hoặc tìm cách tự tử, hãy nói với người thân trong gia đình ngay lập tức.
Nguyên nhân chính xác của rối loạn trầm cảm dai dẳng vẫn chưa rõ. Trầm cảm nặng có thể bao gồm nhiều nguyên nhân như:
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ..
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử về tâm trạng của bạn và các triệu chứng sức khỏe tâm thần khác. Kiểm tra máu và nước tiểu được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh trầm cảm.
Hai phương pháp điều trị chính cho rối loạn trầm cảm dai dẳng là thuốc và liệu pháp tâm lý. Các phương pháp điều trị bác sĩ khuyến cáo tuỳ thuộc vào các yếu tố như:
Tâm lỳ trị liệu có thể được đề nghị đầu tiên cho trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn trầm cảm dai dẳng, nhưng điều này phụ thuộc vào từng cá nhân. Đôi khi, thuốc chống trầm cảm cũng cần thiết.
Thuốc
Các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất dùng để điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng bao gồm:
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ của thuốc.
Tâm lý trị liệu
Liệu pháp tâm lý là một thuật ngữ chung cho điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện về tình trạng và các vấn đề có liên quan của bạn với bác sĩ tâm thần. Tâm lý trị liệu còn được gọi là liệu pháp nói chuyện hoặc tư vấn tâm lý.
Các loại khác nhau của tâm lý trị liệu như liệu pháp nhận thức hành vi có thể cải thiện rối loạn trầm cảm dai dẳng. Bạn và bác sĩ chuyên khoa có thể thảo luận về loại hình điều trị phù hợp, mục tiêu điều trị và các vấn đề khác như thời gian điều trị.
Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn:
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với rối loạn trầm cảm dai dẳng:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!