
Ban đầu, mình thử tham gia vào buổi tham vấn tâm lý ở trường đại học và chia sẻ về vấn đề của mình. Trong suốt 2 tháng, mình thử làm theo lời của cô tham vấn viên là ra ngoài nhiều hơn, tập thể dục, giao lưu với bạn bè. Tuy nhiên, các dấu hiệu trầm cảm không cải thiện. Vậy nên cô khuyên mình đến một phòng khám bên ngoài, vì cô có thể hỗ trợ điều chỉnh hành vi nhưng không thể kê đơn thuốc cho mình.
Sau đó, mình đến một phòng khám chuyên khoa tâm lý ở TP.HCM. Người ta cho mình làm trắc nghiệm, đo điện não đồ và phỏng vấn về cuộc sống hiện tại. Kết quả chẩn đoán là mình bị trầm cảm khá nặng nhưng vẫn ở mức độ điều trị được. Mình ra về với đơn thuốc và được dặn uống đều đặn.
Ý kiến chuyên gia: Khi chẩn đoán thì bác sĩ tâm thần kinh sẽ kết hợp giữa việc làm thang đánh giá trầm cảm (test) và phỏng vấn lâm sàng (interview). Chẩn đoán được đưa ra dựa trên việc đáp ứng các tiêu chí đánh giá riêng biệt trong DSM hoặc ICD. Đây là 2 hệ thống chẩn đoán rối loạn sức khỏe tâm thần thường được dùng.
Khi nhận được kết quả chẩn đoán, bạn cảm thấy thế nào?
Bản thân mình cũng đoán được phần nào kết quả vì bản thân mình cũng tự tìm hiểu các dấu hiệu trầm cảm, cộng thêm thời gian mấy năm trải qua tình trạng này và phỏng đoán khi mình có gien di truyền động kinh từ bố.
Mình quay về Hà Nội và thông báo cho gia đình biết về chẩn đoán này. Gia đình mình đều nghi ngờ trước đó nên cũng không quá ngạc nhiên về kết quả. Có điều khi giải thích thì bố mình vẫn nghĩ vấn đề của mình là do tâm lý, không phải do rối loạn của não bộ.
Bạn gặp khó khăn gì trong quá trình điều trị để vượt qua trầm cảm?

6 tháng sau lần chẩn đoán đầu tiên, mình uống thuốc đều đặn cũng như nghe theo lời khuyên của bác sĩ là chịu khó tập thể dục cũng như thường xuyên giao lưu với người thân và bạn bè. Tâm lý của mình thời gian này ổn định hơn, cảm xúc cũng không dễ thay đổi như trước.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc khiến mình cảm thấy mệt mỏi cũng như dễ buồn ngủ. Lúc đó, mình cũng chủ quan nghĩ rằng trước đây khi không uống thuốc mình vẫn ổn nên giờ bỏ thuốc chắc cũng không sao. Bỏ được 2 năm thì tâm trạng mình tồi tệ trở lại nên đầu năm 2020, mình đi bệnh viện đa khoa tư nhân khám lại. Lần này bác sĩ giảm liều lượng thuốc để hạn chế tác dụng phụ nhưng vẫn phát huy khả năng cân bằng cảm xúc, giúp mình vượt qua trầm cảm bền vững hơn.
Bác sĩ nhấn mạnh với mình là trầm cảm không chỉ là vấn đề lối sống, trải nghiệm… mà còn là vấn đề thể chất, do não không tiết ra đủ các chất hormone “hạnh phúc” như dopamine, serotonin…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!