Bên cạnh đó, các rủi ro liên quan đến tăng cân bao gồm:
- Tăng huyết áp
- Đái tháo đường
- Bệnh tim
- Đột quỵ
- Vấn đề về sinh sản
- Giảm chức năng phổi và hệ hô hấp
- Tăng tình trạng đau khớp
Ngoài ra, còn có những bằng chứng về mối liên hệ giữa béo phì và một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy, thực quản, đại tràng, vú và thận.
Sức khỏe tinh thần cũng bị ảnh hưởng. Trầm cảm và lo âu cũng có khả năng tăng lên nếu bạn nhận thấy cân nặng tăng không chủ đích.
Làm sao nhận biết được tăng cân có liên quan đến căng thẳng?
Cách duy nhất để chẩn đoán chính xác mối liên hệ giữa căng thẳng và tăng cân là bạn phải đến gặp bác sĩ điều trị.
Tình trạng tăng cân do căng thẳng chỉ có thể được chẩn đoán thông qua việc xem xét cẩn thận tiền sử bệnh lý và loại trừ những nguyên nhân khác, chẳng hạn như giảm chức năng tuyến giáp.

Điều trị tăng cân liên quan đến căng thẳng
Điều đầu tiên là bạn cần đến gặp bác sĩ để trình bày về những vấn đề đang gặp phải. Sau khi kiểm tra tổng thể, bác sĩ sẽ loại trừ các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể dẫn đến tăng cân. Từ đó, họ sẽ giúp xây dựng kế hoạch kiểm soát cân nặng và giải tỏa căng thẳng cho bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm gặp một chuyên gia dinh dưỡng để phát triển một kế hoạch dinh dưỡng cân bằng phù hợp với tình trạng của bạn.
Cuối cùng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để điều trị nếu tình trạng căng thẳng có liên quan đến chứng lo âu hay trầm cảm.
Căng thẳng và tăng cân có thể dẫn đến những vấn đề gì?
Những người bị căng thẳng mạn tính thường dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, như:
- Bệnh tim
- Vấn đề về tiêu hóa
- Thiếu ngủ
- Tăng huyết áp
- Suy giảm nhận thức
- Lo âu
- Trầm cảm
- Đái tháo đường
- Đột quỵ
- Các bệnh mạn tính khác
Thêm vào đó, tăng cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và một số bệnh ung thư.
Nếu có phương pháp điều trị thích hợp, bao gồm điều trị y khoa và điều chỉnh lại lối sống, bạn có thể giảm thiểu căng thẳng. Từ đó, tình trạng tăng cân liên quan đến stress cũng không còn và giảm bớt cơ hội phát triển những bệnh mạn tính khác.
Tập luyện thể dục thường xuyên, lựa chọn sử dụng thực phẩm lành mạnh, luyện tập chánh niệm và tìm cách giảm bớt áp lực công việc đều là những cách bạn có thể làm để tránh tình trạng căng thẳng và tăng cân không mong muốn.