Bạn có đang cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, cơ thể suy nhược với công việc hiện tại? Hay bạn cảm thấy mình vô dụng, không làm được công việc của mình? Nếu câu trả lời là CÓ thì bạn đang gặp tình trạng burnout. Vậy Burnout là gì?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung · Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Bạn có đang cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, cơ thể suy nhược với công việc hiện tại? Hay bạn cảm thấy mình vô dụng, không làm được công việc của mình? Nếu câu trả lời là CÓ thì bạn đang gặp tình trạng burnout. Vậy Burnout là gì?
Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị burnout? Và làm sao để thoát khỏi tình trạng burnout này? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp mọi vấn đề.
Theo WHO, tình trạng kiệt sức (tiếng Anh là burnout) là hội chứng do căng thẳng trong công việc kéo dài mà chưa được quản lý hay giải quyết tốt ở nơi làm việc. Thuật ngữ burnout là gì thường chỉ được dùng trong ngữ cảnh công việc mà không dùng trong các lĩnh vực khác.
Hiểu đơn giản hơn, hội chứng Burnout là trạng thái kiệt sức về thể chất và tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng burnout là gì? Burnout xảy ra có thể do bạn làm việc với tần suất cao trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng chán nản, mệt mỏi, não bộ mất tập trung, thức khuya, nhịn ăn dẫn đến cơ thể suy kiệt.
Nếu burnout diễn ra trong thời gian dài, nó sẽ khiến bạn mất hứng thú, chán nản và không muốn tiếp tục những gì mình đang làm và nguy hiểm hơn có thể dẫn tới các vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Dấu hiệu nhận biết bạn đang trải qua burnout là gì? Bạn đọc nội dung tiếp theo để có câu trả lời.
Mọi người thường dễ nhầm lẫn giữa Burnout và Stress (căng thẳng) do hai tình trạng này có dấu hiệu tương đồng. Vậy sự khác nhau giữa Burnout và Stress là gì?
Stress thực ra là phản ứng bình thường của cơ thể trước tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống. Stress ở mức độ vừa phải có thể mang lại lợi ích và thúc đẩy năng suất làm việc của bạn. Nhìn chung, stress sẽ khiến thúc đẩy bạn thực hiện nhiều việc hơn, gây mất năng lượng và ảnh hưởng tiêu cực nếu bị kéo dài.
Burnout là trạng thái kiệt sức về thể chất, cảm xúc và tinh thần do bị mất động lực. Tình trạng này ở bất kỳ mức độ nào cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Một người bị burnout sẽ khó để đốc thúc bản thân để hoàn thành nhiều đầu công việc do họ cảm thấy kiệt quệ.
Khi đã biết điểm khác nhau giữa burnout và stress là gì, bạn hẳn sẽ muốn biết cách thoát khỏi tình trạng kiệt sức này. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cơn khủng hoảng mang tên Burnout:
Bạn không thể trở nên tốt hơn nếu bạn không thừa nhận rằng tình hình hiện tại của bạn cần phải thay đổi. Việc thừa nhận mình trải qua khó khăn tâm lý thật không dễ dàng. Tuy nhiên nếu làm được, việc vượt qua hội chứng burnout sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bước tiếp theo, dù nguyên nhân khiến bạn burnout là gì thì bạn có thể tạm gác những vấn đề ấy sang một bên.
Điều bạn cần làm bây giờ là tập chánh niệm, chăm sóc tâm hồn và sức khỏe của bản thân để tinh thần được phục hồi. Đừng cố ép bản thân phải làm việc thêm nữa vì lúc này hiệu suất làm việc của bạn sẽ không cao.
Xem thêm: 9 cách giữ bình tĩnh giúp bạn luôn vững vàng tâm lý
Bạn đã bị cạn kiệt năng lượng trong thời gian dài, đây chính là lúc bạn cần lấy lại chúng. Vậy cách nâng cao sức khỏe sau khi bị Burnout là gì? Để có cơ thể khỏe mạnh, bạn có thể:
Khi sức khỏe của bạn bắt đầu cải thiện, đã đến lúc bạn phải suy nghĩ về những tình huống và nguyên nhân khiến bạn bị burnout là gì.
Đó có thể là khối lượng công việc quá nhiều khiến bạn mệt mỏi; hoặc là năng suất làm việc không tốt khiến bạn không đạt kỳ vọng của sếp,… Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bạn cần lên kế hoạch để khắc phục các vấn đề ấy.
Một chế độ làm việc hiệu quả đòi hỏi bạn cần biết cách sắp xếp, phân bổ công việc hợp lý, biết cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Chẳng hạn, sau 1 tiếng làm việc trước máy tính, bạn hãy nghỉ ngơi 5 – 10 phút, hoặc với công việc nhẹ nhàng hơn là sau 2 – 3 tiếng.
Bí kíp tiếp theo để tránh burnout là gì? Để tập trung cho công việc tốt hơn, bạn hãy để điện thoại về chế độ yên lặng; hoặc tắt thông báo từ các trang mạng xã hội.
Ngoài ra, các tab trình duyệt kênh giải trí, hoặc trang tin tức cũng cần tắt đi để giữ cho không gian làm việc gọn gàng và không bị xao nhãng.
Có nhiều mối quan hệ ở nơi làm việc giúp giảm sự đơn điệu và chống lại tác động của burnout. Khi có bạn bè để trò chuyện và đùa giỡn, bạn có thể giảm căng thẳng.
Nhất là khi bạn không hoàn thành công việc, hoặc công việc đòi hỏi cao, điều này sẽ cải thiện hiệu suất công việc của bạn. Đơn giản hơn là giúp bạn vượt qua một ngày khó khăn.
Đôi khi việc lặp đi lặp lại những công việc cũ có thể khiến bạn chán nản dẫn đến burnout. Vậy bạn có thể làm mới công việc của mình bằng cách học hỏi thêm nhiều kiến thức mới để áp dụng vào công việc.
Đối với những đồng nghiệp mang đến tiêu cực cho bạn, khiến bạn cảm thấy lạc lõng, khó hòa nhập, bạn có thể chọn cách rời bỏ. Thay vào đó bạn có thể tham gia các hoạt động chung của công ty để quen biết thêm nhiều đồng nghiệp từ những phòng ban khác.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết burnout là gì cũng như cách để vượt qua nỗi ám ảnh mang tên Burnout. Việc khắc phục burnout có thể không dễ dàng nhưng bạn hãy kiên trì áp dụng các mẹo trên nhé! Chúng rất hữu ích cho bạn đấy.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!