backup og meta

Lạm dụng bia rượu và tác hại khôn lường

Lạm dụng bia rượu và tác hại khôn lường

Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe chúng ta là vấn đề luôn được giới y tế và công chúng quan tâm. Lạm dụng rượu bia là một bệnh liên quan đến tâm lý, do đó dù có thể chữa trị nhưng việc điều trị đòi hỏi sự hợp tác và quyết tâm cao của người bệnh nếu không muốn dẫn đến tái nghiện sau điều trị. Dưới đây là một số thông tin, liệu pháp điều trị và cách phòng tránh lạm dụng rượu bia ở nam giới.

Lạm dụng rượu bia là gì?

Lạm dụng rượu bia là tình trạng sử dụng đồ uống có cồn vượt quá lượng khuyến cáo. Cụ thể là:

  • Uống nhiều: uống hơn 14 ly mỗi tuần hoặc mỗi lần uống 4 ly trở lên;
  • Uống quá nhiều: Uống trên 5 hay 6 ly mỗi ngày.

 Đối với phụ nữ lạm dụng rượu bia là khi:

  • Uống nhiều: uống quá 7 ly mỗi tuần hoặc mỗi lần uống 3 ly trở lên;
  • Uống quá nhiều: uống trên 3 hay 4 ly mỗi ngày.

Trong đó, một ly khoảng bằng một lon bia 350 ml, 1 ly rượu vang 150 ml hoặc 44 ml rượu mạnh trên 40°.

Hậu quả nghiêm trọng do sử dụng chất có cồn thời gian dài là nghiện rượu bia. Lạm dụng rượu bia gây ra nghiện rượu đến mức thể chất của bạn bị phụ thuộc vào chất có cồn. Khi đó, người bệnh muốn uống liên tục và không thể kiềm chế.

Những người dễ mắc bệnh lạm dụng rượu bia nhiều khả năng có họ hàng cũng bị nghiện chất có cồn. Không chỉ có rượu, họ cũng dễ bị nghiện các chất khác như nicotine trong thuốc lá.

Những dấu hiệu và triệu chứng của lạm dụng rượu bia là gì?

Những triệu chứng của lạm dụng rượu bia được phân thành:

Các triệu chứng về hành vi

Các triệu chứng này bao gồm cảm giác tội lỗi và khó chịu, cảm thấy không thể ngưng khi đã bắt đầu uống, đãng trí, dễ gây làm tổn thương bản thân hoặc người khác và không nhớ chuyện gì đã xảy ra trong lúc uống rượu.

Các triệu chứng về thể chất

Các triệu chứng thể chất có thể xảy ra cùng lúc hoặc tích tụ dần trong thời gian dài uống rượu bia, bao gồm: đứng không vững, buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, mất ý thức và bị vàng da.

Các triệu chứng về tâm thần

Các triệu chứng này bao gồm tâm trạng biến đổi liên tục, trầm cảm, lo âu, ngủ ít và hay quên.

Sảy thai cũng là hậu quả thường thấy của phụ nữ lạm dụng rượu bia. Trẻ được sinh ra từ mẹ lạm dụng rượu bia có thể mắc các dị tật bẩm sinh. Những dị tật liên quan tới chứng lạm dụng rượu bia này được gọi là hội chứng “thai nhi rượu”.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán lạm dụng rượu bia như thế nào?

Mặc dù đây là một bệnh mãn tính, bác sĩ rất khó chẩn đoán được một người mắc bệnh lạm dụng rượu bia. Nguyên nhân do người bệnh thường không chấp nhận rằng mình có bệnh hoặc không chịu nói thật các triệu chứng mà mình đang mắc phải.

Bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh lí của bệnh nhân. Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu để xem nồng độ cồn trong máu, thận, gan và sức khỏe của họ có nghiêm trọng hay không.

Lạm dụng rượu bia có thể điều trị hay không?

Đáng mừng là lạm dụng rượu bia có thể trị khỏi dù không hề dễ dàng.

Đầu tiên để điều trị thành công, người bệnh cần phải tin rằng mình đang có bệnh. Một số người vẫn đinh ninh rằng nghiện rượu là sở thích chứ không phải bệnh. Lối nghĩ sai lệch này khiến người bệnh không muốn điều trị và thái độ không hợp tác sẽ khiến bạn dễ dàng bị tái nghiện sau khi điều trị.

Liệu pháp thường dùng để chữa lạm dụng rượu là liệu trình phục hồi của tổ chức Alcohol Anonymous (AA) với các bước: kiềm chế, giáo dục, cai rượu và điều trị theo nhóm.

Sự hỗ trợ về nhà ở, việc làm, các mối quan hệ xã hội, các biện pháp giảm ham muốn uống rượu và tình trạng bệnh cũng rất quan trọng đối với khả năng thành công của liệu trình điều trị.

Việc cai rượu có thể gây ra những triệu chứng khó chịu như đổ mồ hôi và nhầm lẫn. Do đó, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc chứa benzodiazepine giúp an thần và kiềm chế cơn nghiện.

Cai rượu là một việc vô cùng khó. Đa số nam giới thường tái nghiện sau khi điều trị. Dù vậy, họ phải ý thức được rằng việc tái nghiện tức là vẫn còn bệnh và phải nỗ lực khắc chế nó.

Làm thế nào để kiểm soát bệnh lạm dụng rượu bia?

Nếu bạn đã được chẩn đoán là lạm dụng rượu, những điều sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh của mình:

Bạn nên:

  • Trung thực về lượng rượu bia bạn sử dụng;
  • Nhận sự hỗ trợ từ các nhóm hỗ trợ, tư vấn viên, bạn bè và người thân;
  • Có thái độ hợp tác và quyết tâm đối với việc điều trị bệnh;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bị nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, đau thắt ngực và có máu khi đi tiểu;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ mình bị trầm cảm;
  • Không nói dối với bác sĩ khi bác sĩ hỏi về tình trạng lạm dụng rượu bia của bản thân. Thành thật khai báo nếu bác sĩ không hỏi;
  • Không bỏ cuộc khi đang trải qua quá trình khó khăn khi cai rượu bia;
  • Không uống rượu bia khi đang điều khiển phương tiện giao thông.

Lạm dụng rượu bia không tốt đối với sức khỏe của bạn. Do đó, tốt nhất bạn không nên uống rượu bia thường xuyên. Thay vào đó, hãy tăng cường tham gia các hoạt động thể chất nhằm giúp tinh thần thoải mái, đồng thời giảm ham muốn sử dụng các chất có cồn.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Uống rượu bia: Bao nhiêu là tốt cho sức khỏeli>
  • Bia rượu và bệnh tim

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders/Elsevier, 2012. Bản tải về

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Hello Bacsi | Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) - nỗi lo của phụ huynh


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo