Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Lụy tình là gì? 16+ cách nhận biết nam và nữ lụy tình khi yêu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung · Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

Lụy tình là gì? 16+ cách nhận biết nam và nữ lụy tình khi yêu
Quảng cáo

Lụy tình là cảm giác đau khổ và níu kéo trong tình yêu, khiến người bị ảnh hưởng khó có thể kiểm soát cảm xúc và hành động của mình. Song, lụy tình thường bị nhầm tưởng với tình yêu mãnh liệt. Vậy sự khác biệt giữa tình yêu và lụy tình là gì?

Nhận biết và phân biệt được giữa lụy tình và tình yêu là điều cần thiết để đảm bảo một mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc. Bài viết sẽ mang đến cho bạn định nghĩa và dấu hiệu lụy tình. Đặc biệt, dấu hiệu nhận biết nam và nữ giới lụy tình cũng sẽ được đề cập trong bài viết.

Lụy tình là gì?

Theo định nghĩa của APA, lụy tình được định nghĩa là một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, đau khổ và níu kéo trong tình yêu. Khi tình cảm lãng mạn của bạn dành cho người đó hoàn toàn chiếm lấy hết tâm trí của bạn với những ý nghĩ, sự thúc giục hoặc hình ảnh không mong muốn, lặp đi lặp lại về việc bạn không thể ở bên cạnh đối tượng thương yêu, gây ra sự đau khổ và căng thẳng cho bạn. Lụy tình chỉ cảm xúc mãnh liệt, sự quan tâm mạnh mẽ đối với người kia trong một mối quan hệ lãng mạn. Lụy tình là một trạng thái tâm lý đau khổ, các nghiên cứu về luỵ tình cho rằng đó là một rối loạn thật sự và có thể gây ra tác động tiêu cực đến, sức khỏe tinh thần và sức khoẻ thể chất bao gồm nhiều biểu hiện có mức độ từ nhẹ đến cực đoan.

Lụy tình thường xảy ra khi yêu một ai đó trong tình huống không thể chấp nhận được, không thể thừa nhận, bày tỏ tình cảm của bạn dành cho đối tượng thương yêu. Ví dụ như đối tượng yêu là người đã có gia đình hoặc người yêu đột ngột chia tay không có lý do, thậm chí kể cả khi yêu đơn phương. Trong trường hợp này, cảm xúc của người lụy tình bị ràng buộc bởi tình yêu không được đáp ứng dẫn đến sự đau khổ và bất mãn.

Bạn có thể quan tâm:

Trong tiếng Hán Việt, lụy tình là gì?

Về định nghĩa theo ngôn ngữ, lụy tình có hai cách hiểu. Theo một số nguồn, “lụy” đồng nghĩa với từ “lệ” – nước mắt. Vì thế, lụy tình còn được hiểu theo nghĩa đen là “dòng nước mắt của tình yêu”. Ngoài ra, “lụy” còn có nghĩa là mối bận tâm, mối ưu phiền. Nhìn chung, lụy tình được sử dụng để chỉ tình huống buồn phiền, đau khổ trong tình yêu.

Dấu hiệu lụy tình là gì?

Lụy tình thường bị nhầm lẫn thành tình yêu mãnh liệt. Tình yêu được xây dựng bởi sự kết nối sâu sắc hơn, tôn trọng lẫn nhau và mong muốn người yêu được hạnh phúc của người khác. Trong khi đó, tình trạng lụy tình thường tập trung ám ảnh vào cảm xúc và mong muốn của chính mình.

dấu hiệu lụy tình

Dấu hiệu của lụy tình có thể bao gồm những yếu tố như:

  1. Ám ảnh về đối phương, ví dụ như:

  • Không thể tập trung vào việc khác vì luôn nghĩ về đối phương
  • Tìm mọi cách để nhận được sự chú ý từ họ
  • Luôn cố gắng tìm kiếm thông tin về người ấy
  • Luôn cố dành nhiều thời gian cho họ
  • Phụ thuộc cảm xúc bởi hành động, lời nói, phản ứng của đối phương (kể cả những cử chỉ nhỏ), như bạn có đọc lại tất cả tin nhắn mà người ấy gửi cho bạn không? bạn có thấy mình chú ý nhiều hơn đến những thay đổi nhỏ trong giọng điệu của họ hơn là những gì họ đang nói không? Nếu vậy, đây có thể là dấu hiệu của sự lụy tình.
  • Nỗi sợ hãi, lo âu quá mức khi nghĩ về việc bị từ chối hoặc chia tay người yêu.
  • Cảm thấy rằng tình yêu của bản thân đối với người ấy là duy nhất và không thể thay thế bởi người khác.
  • Lý tưởng hóa đối phương đến mức xem họ là người hoàn hảo hoặc không tì vết. Theo Hiệp hội Tâm lý hoa Kỳ – APA, lý tưởng hóa là phóng đại những đặc điểm tích cực của ai đó mà không nhìn thấy hoặc thừa nhận những điểm tiêu cực của họ. Thật vậy khi yêu một ai đó, bạn có thể dễ dàng lý tưởng hoá họ vì cảm thấy tốt khi ở bên cạnh họ. Bạn bè của bạn có thể cố gắng chỉ ra khuyết điểm của người ấy, nhưng bạn không thể nhìn thấy chúng hoặc chọn cách phớt lờ chúng đi. Nói một cách đơn giản, bạn đang mù quáng trước tình cảm của mình dành cho họ. Nếu cảm giác này kéo dài, nó có thể trở thành luỵ tình.
  • Tim đập nhanh, bồn chồn và tâm trạng thất thường khi nghĩ về người ấy. Nhiều người có những phản ứng cơ thể trước sự hiện diện của người họ thích. Các phản ứng bao gồm: tăng nhịp tim, đỏ bừng mặt, run rẩy và đổ mồ hôi. Khi thất tình cảm giác này sẽ mãnh liệt hơn, có thể tim đập nhanh, lo lắng tột độ và căng thẳng.
  • U uất, khó vượt qua mối quan hệ ngay cả khi tình yêu không lành mạnh hoặc không được đáp lại.
  • Thường xuyên tái hiện lại những ký ức hoặc cảm xúc liên quan đến người ấy.
  • Ngoài ra, trong khi nhiều người tin rằng nỗi buồn là “cảm giác lụy tình” duy nhất, thì thực tế lụy tình có thể gây ra những ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần và thể chất biểu hiện bằng các triệu chứng:
      • Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc
      • Dễ cáu gắt
      • Đau đầu
      • Buồn nôn
      • Trầm cảm
      • Lo âu
      • Cảm thấy không có động lực

    Những chủ đề liên quan

    Lụy tình – sự thay đổi hoạt động của não bộ

    Như hầu hết mọi người đều biết, tình yêu là kết quả của nhiều phản ứng hóa học trong não bộ. Khi bạn bắt đầu yêu ai đó, não bộ của bạn sẽ giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh như: dopamine, serotonin và noradrenalin là một trong các hormone hạnh phúc, tạo ra sự hưng phấn trong tình yêu, khiến bạn không ngừng nghĩ về họ, luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Và trong một tình yêu lâu dài, các chất dẫn truyền trong não bộ có xu hướng thay đổi. Thay vì giải phóng dopamine và norepinephrine, thì não bộ có xu hướng giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác là oxytocin và vasopressin giúp thúc đẩy sự gắn bó, và kết đôi.

    Tương tự như trên thì luỵ tình cũng là kết quả do sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ gây ra kiểu suy nghĩ ám ảnh lặp đi lặp lại những ý nghĩ xung quanh họ, không thể ngủ được, liên tục chờ đợi họ hoặc có hành vi không phù hợp, hoặc có thể gây ra những hành vi nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây hại cho bạn và người bạn yêu thương

    Dấu hiệu nhận biết đàn ông lụy tình là gì?

    Nhận biết một người đàn ông có khả năng bị lụy tình có thể khó. Song, bạn vẫn có thể quan sát một số đặc điểm không bình thường về cảm xúc và hành động trong mối quan hệ tình cảm.

    1. Thường xuyên tìm cách liên lạc hoặc gặp gỡ bạn gái hoặc đối tượng yêu, bất kể người ấy có đồng ý hay không.
    2. Đặt bạn gái quan trọng hơn bản thân và sẵn sàng hy sinh mọi thứ để làm hài lòng người ấy.
    3. Cảm thấy áp lực và lo lắng, đến mức trở nên bất ổn và hoang mang nếu không nhận được sự quan tâm từ bạn gái.
    4. Thường xuyên so sánh bản thân với những người yêu cũ, hình mẫu lý tưởng của bạn gái.
    5. Có thể trở nên ghen tuông và kiểm soát, và muốn giữ bạn gái cho riêng mình.
    6. Tập trung nhiều vào những chi tiết nhỏ, dẫn đến thường xuyên hiểu lầm hoặc đánh giá quá mức một số hành động của bạn gái.
    7. Có thể trở nên độc ác và thù địch nếu cảm thấy bị từ chối.

    Dấu hiệu nhận biết phụ nữ lụy tình là gì?

    dấu hiệu lụy tình ở nữ giới

    Tương tự, dấu hiệu nhận biết con gái lụy tình khó để nhận ra và đôi khi là không chính xác với tất cả mọi người. Tuy nhiên, vẫn có một số đặc điểm mà bạn nên chú ý:

    1. Thường xuyên có cảm xúc và hành động mất kiểm soát khi đứng trước bạn trai hoặc đối tượng yêu.
    2. Cảm thấy hoàn toàn lệ thuộc vào bạn trai về mặt cảm xúc.
    3. Có xu hướng ám ảnh và quấy rầy bạn trai, thường xuyên liên lạc hoặc quan sát họ mà không được phép.
    4. Tự nhận bản thân không thể sống thiếu người ấy. Cho rằng bạn trai là một phần không thể thiếu của cuộc sống của mình.
    5. Không chấp nhận thực tế và có xu hướng lãng mạn hóa mối quan hệ.
    6. Thường xuyên cảm thấy bị bỏ rơi hoặc phản bội mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó xảy ra.
    7. Thường xuyên kiểm tra tin nhắn, điện thoại của bạn trai, thậm chí là đọc đi đọc lại tin nhắn.
    Lưu ý cho bạn
    • Những dấu hiệu nhận biết nam và nữ giới lụy tình có thể không dành cho tất cả mọi người. Một số người có thể có những cách thể hiện riêng và những dấu hiệu trên không thể bao quát mọi trường hợp.
    • Nếu như nhận thấy đối phương đang trải qua tình trạng lụy tình tiêu cực, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý để giúp họ vượt qua tình trạng này.

    Phân biệt lụy tình và tình yêu

    Sự khác biệt giữa tình yêu và lụy tình là gì? Như đã đề cập, sự khác biệt chính là tình yêu hướng đến kết nối có ý nghĩa với một người khác. Trong khi đó, lụy tình thường là sự ham muốn theo đuổi và có được đối phương. Nếu bạn không chắc mình đang cảm thấy điều gì, hãy tham khảo những điểm khác biệt sau đây:

    • Bạn nghĩ rằng người đó sẽ hoàn thiện bản thân bạn. Bạn cũng có thể cảm thấy đối phương đang “cứu rỗi” bạn.
    • Bạn khát khao tình yêu với người đấy mặc kệ mối quan hệ ấy có tốt cho bạn hay không. Khi này, bạn có thể sẽ làm mọi điều để thu hút người kia, ví dụ như thay đổi phong cách, sở thích hoặc thậm chí cả tính cách để phù hợp với họ.
    • Bạn bỏ qua mọi lỗi lầm, sai sót của người ấy. Khi lụy tình, bạn sẽ có xu hướng lý tưởng hóa đối phương và bỏ qua những red flag trong mối quan hệ.
    • Bạn bỏ bê nhu cầu của bản thân và ưu tiên đối phương hơn hết. Để xác định bản thân có lụy tình hay không, bạn hãy trả lời câu hỏi: Sự mê đắm người ấy có quan trọng hơn nhu cầu của bạn không?

    Làm sao để từ chối đúng lúc?

    Vậy, lụy tình là tốt hay xấu?

    Thông thường, lụy tình được đánh giá là tiêu cực nhưng trong thực tế lụy tình không hoàn toàn xấu. Lụy tình chỉ xấu nếu nó gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống và tâm lý của một người. Khi lụy tình, một người có thể dẫn đến những hành động khó kiểm soát và thậm chí là nguy hiểm đối với bản thân và người khác.

    Mặt khác, khi người có dấu hiệu lụy tình hiểu rõ tình trạng cảm xúc hiện tại và cân bằng giữ tình cảm và lý trí, lụy tình sẽ biến mất sau 1-2 tháng. Sau khi vượt qua giai đoạn lụy tình một cách đúng cách, bạn có thể tích lũy những kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và trưởng thành hơn trong tình yêu và cuộc sống.

    Bài viết đã giải đáp cho bạn: Lụy tình là gì? Bạn cũng có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe tinh thần của chúng tôi để được tâm sự và nhận được chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia và bác sĩ của Hello Bacsi.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung

    Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo