backup og meta

Sốt uống nước dừa được không? Vì sao bị sốt nên uống nước dừa?

Sốt uống nước dừa được không? Vì sao bị sốt nên uống nước dừa?

Nước dừa là một món giải khát yêu thích của cả người lớn lẫn trẻ em. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng nước dừa rất có lợi đối với sức khỏe. Vậy người bị sốt uống nước dừa được không? Vì sao khi bị sốt thường được khuyên nên uống nước dừa

Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp các thắc mắc trên đây của bạn đọc, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bị sốt uống nước dừa được không?

Nước dừa là một thức uống giàu chất điện giải, vitamin C, kali, glucose,… rất tốt cho người đang bị sốt. Trong đó, vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, còn Kali giúp cơ thể giữ nước và nhanh chóng lấy lại năng lượng. Nhiều chuyên gia cũng khuyên nên uống nước dừa khi bị sốt, khi bị bệnh nhẹ hoặc sau tập thể dục để bù nước và điện giải bị mất đi. 

Bên cạnh đó, nước dừa chứa rất ít calo và đường, những người thừa cân, bệnh tiểu đường,… khi bị sốt cũng có thể sử dụng nước dừa mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe chung.

Do đó, với câu hỏi “bị sốt uống nước dừa được không” thì câu trả lời là hoàn toàn có! Bên cạnh hạ sốt thì thức uống này còn có nhiều điểm cộng khác dành cho sức khoẻ như:

  • Chống lão hoá cho da và ngăn ngừa bệnh ung thư
  • Giảm cân. Nhờ vào thành phần giàu chất dinh dưỡng nhưng ít chất béo và đường, bạn có thể thoải mái thưởng thức món nước này mà không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, nước dừa còn tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp bạn đốt cháy chất béo nhanh hơn. 

Sốt uống nước dừa được không và lợi ích

Ngoài sốt uống nước dừa được không thì nên làm gì khi bị sốt?

Uống thuốc hạ sốt

Bên cạnh uống nước dừa thì thuốc là cách hạ sốt đầu tiên mà nhiều người sẽ lựa chọn. Để hạ sốt hiệu quả, bạn nên sử dụng các loại thuốc thông dụng và an toàn như:

  • Acetaminophen, hay còn được gọi là paracetamol
  • Trong trường hợp bị chống chỉ định với paracetamol, bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen

Hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của dược sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc. Nếu đã uống thuốc mà sau 3 ngày vẫn không hết sốt, cần phải tới bệnh viện, kiểm tra nguyên nhân chính xác và điều trị phù hợp. Riêng trẻ dưới 2 tuổi chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi có chỉ định của bác sĩ.

Lau người

Bạn có thể lấy khăn ấm lau người để giúp việc hạ sốt được nhanh hơn. Nhiệt độ ấm giúp lỗ chân lông giãn nở, thông thoáng để nhiệt mau chóng thoát ra ngoài. Cách này đặc biệt hữu ích với trẻ em. Vị trí lau tốt nhất là bẹn, nách, lòng bàn tay và bàn chân.

Bị sốt uống nước dừa được không? Nên uống loại nước nào khác?

Bên cạnh quan tâm đến việc người bị sốt uống nước dừa được không thì cả người lớn lẫn trẻ em cũng có thể uống một số món nước khác khi bị sốt như:

  • Nước cam ép hoặc nước chanh: Tương tự nước dừa, bên trong nước chanh hoặc nước cam ép đều rất giàu vitamin C để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục nhanh chóng hơn.
  • Trà gừng: Gừng là một thực phẩm có tác dụng chống viêm nhiễm tốt cũng như làm giảm cảm giác buồn nôn khi cơ thể mệt mỏi. Vì thế nên trà gừng cũng là một lựa chọn thích hợp để dùng khi bị sốt.
  • Nước ép rau diếp cá: Theo y học dân gian thì rau diếp cá có công dụng cao trong việc giải nhiệt, hạ sốt. Ngoài ra, rau diếp cá cũng có chứa nhiều vitamin C rất có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, mùi vị của món nước này khá tanh, do đó bạn cần phải lưu ý khi cho trẻ nhỏ uống.
  • Các loại nước từ hạt đậu: Trong dân gian, việc uống các thức uống từ đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…có công dụng hạ nhiệt và giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn. Để dễ uống hơn, có thể thêm vào nước đậu một ít muối, bạn nhé!

Ăn thực phẩm lỏng, mềm

Người bị sốt nên ăn những thức ăn dễ tiêu, lỏng, mềm như cháo, súp, cơm nhão; tránh đồ nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu. Nếu thấy chán ăn, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Hãy nhớ rằng chỉ khi nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng thì cơ thể mới mau chóng bình phục.

Sốt uống nước dừa được không - Uống thuốc hạ sốt

Những việc cần hạn chế khi bị sốt

Sau khi đã biết sốt uống nước dừa được không và những việc nên làm khi bị sốt, có một số điều bạn cần lưu ý để nhanh chóng cắt cơn sốt như:

Không mặc nhiều lớp quần áo hoặc mặc quần áo quá dày: thay vào đó, bạn nên lựa chọn những bộ đồ bằng vải cotton nhẹ, thoáng và thoải mái. Đồng thời, bạn cũng không nên đắp chăn quá dày trong khi bị sốt.

Đừng kiêng tắm: Nhiều người thường bỏ qua việc tắm rửa mỗi khi bị sốt, bởi họ cho rằng điều này có thể khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tắm rửa sạch sẽ với nước ấm để lỗ chân lông được thông thoáng, giúp cho việc hạ nhiệt nhanh hơn cũng như cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. 

Không dùng thuốc bừa bãi: Rất nhiều người tự ý dùng kháng sinh để điều trị sốt. Tuyệt đối không thực hiện điều này, vì kháng sinh chỉ có tác dụng khi sốt là do nhiễm trùng. Đồng thời, mỗi kháng sinh cũng chỉ tiêu diệt được một số loại vi khuẩn nhất định. Do đó, bạn cần phải được thăm khám, chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định dùng thuốc.

Vận động phù hợp: khi bị sốt, cơ thể cần được nghỉ ngơi để nhanh chóng hồi phục năng lượng. Do đó, bạn không nên vận động quá sức trong khoảng thời gian này nhé! Tuy nhiên, người bị sốt vẫn cần hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp với cường độ tăng dần để thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể, đào thải mồ hôi, giúp quá trình phục hồi được nhanh hơn.

Lưu ý khi bị sốt kéo dài

Uống nước dừa là một trong những cách giúp bạn bù nước và hạ nhiệt khi bị sốt. Tuy nhiên nếu xuất hiện tình trạng sốt kéo dài thì câu hỏi bị sốt uống nước dừa được không đã không còn quan trọng mà thay vào đó, bạn cần tìm cách để hạ nhiệt nhanh chóng để tránh cho cơ thể sốt kéo gây ra các biến chứng khác. Bạn có thể uống thuốc paracetamol dạng viên hoặc sủi để hạ sốt và kết hợp với lau mát người, mặc quần áo thoáng mát.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là các biện pháp hạ sốt tạm thời, điều quan trọng là sau khi thân nhiệt hạ xuống, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, không nên chủ quan đặc biệt nếu sốt cao kéo dài.

Qua bài viết này, bạn đọc đã có được câu trả lời cho vấn đề “bị sốt uống nước dừa được không”. Bên cạnh đó, bạn cũng “bỏ túi” thêm nhiều thức uống dinh dưỡng khác cũng như một số lưu ý quan trọng khi bị sốt. 

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lưu ý khi trẻ bị sốt https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/khi-tre-bi-sot-xuat-huyet-tuyet-oi-khong-cho-tre-uong-nuoc-mau-o?inheritRedirect=false Ngày truy cập 26/08/2021

Sốt uống nước dừa được không https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-sot-virus-1128 Ngày truy cập 26/08/2021

Coconut Water https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/coconut-water/faq-20207812 Ngày truy cập 26/08/2021

Drink coconut water while fever https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/in-depth/fever/art-20050997 Ngày truy cập 26/08/2021

Người mắc COVID-19 có nên uống nước dừa không? https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/nguoi-mac-covid-19-co-nen-uong-nuoc-dua-khong- Ngày truy cập 17/04/2023

Phiên bản hiện tại

17/04/2023

Tác giả: Vương Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

[Hỏi đáp cùng dược sĩ] Cách sử dụng thuốc hạ sốt an toàn

Sốt phát ban ở người lớn có lây không? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vương Nguyễn · Ngày cập nhật: 17/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo