Bạn nghĩ rằng hắt hơi chỉ đơn giản là một triệu chứng của dị ứng hoặc cảm cúm? Thế thì bạn sẽ bất ngờ với những sự thật về hắt hơi sau đây!
Bạn nghĩ rằng hắt hơi chỉ đơn giản là một triệu chứng của dị ứng hoặc cảm cúm? Thế thì bạn sẽ bất ngờ với những sự thật về hắt hơi sau đây!
Thạc sĩ Neil Kao, chuyên gia về hen và dị ứng từ Trung tâm Hen suyễn và Bệnh Dị ứng của Greenville (Mỹ), cho biết: “Hắt hơi là một phần quan trọng trong quá trình miễn dịch, giúp chúng ta khỏe mạnh và không bị sổ mũi”.
Thạc sĩ giải thích hắt hơi bảo vệ cơ thể bằng cách tống vi khuẩn và virus ra khỏi mũi. Khi có vật lạ xâm nhập vào mũi của bạn hay khi bạn gặp phải một kích thích tố kích hoạt “trung tâm hắt hơi” trong bộ não bạn, tín hiệu sẽ nhanh chóng được truyền đi để có thể đóng chặt vùng họng, nhắm mắt, và ngậm miệng lại. Sau đó, cơ thành ngực sẽ co thắt, cơ vùng họng nhanh chóng giãn ra, kết quả là khí cùng với nước bọt, chất nhầy, được đẩy mạnh ra khỏi miệng và mũi. Và thế là bạn hắt hơi rồi đấy!
Patti Wood, tác giả của Success Signals: Understanding Body Language (tạm dịch: Thông hiểu ngôn ngữ cơ thể) tiết lộ rằng “hắt hơi có tốc độ khoảng 160km/h”. Chuyên gia còn cho biết một cái hắt hơi của bạn có thể đưa 100.000 con vi khuẩn vào không khí. Thế nên, hãy luôn che miệng khi hắt hơi và quay mặt đi nơi khác để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác bạn nhé.
Nhổ lông mày có thể gây kích thích một dây thần kinh trên mặt bạn, dẫn truyền tín hiệu từ mũi của bạn. Và hắt hơi là kết quả tất yếu khi cơ chế này lại bắt nguồn từ chính hệ thần kinh của bạn.
Khi bạn ngủ, thì dây thần kinh hắt hơi của bạn cũng ngủ, nghĩa là bạn sẽ không hắt hơi khi bạn đang say giấc nồng.
Thạc sĩ Kao cho biết: “Tập luyện thể thao có thể làm bạn hắt hơi’. Bởi vì bạn sẽ làm thông khí khi gắng sức tập thể dục khiến cho mũi và miệng của bạn trở nên khô hơn. Sau đó, mũi bạn sẽ phản ứng bằng cách chảy nước mũi, làm bạn hắt hơi.
Đây chính là kỷ lục của Donna Griffiths (quận Worcestershire, Anh quốc) theo thông tin trên trang web ghi nhận các kỷ lục thế giới guinnessworldrecords.com.
Tác giả Patti Wood chia sẻ: “Ánh sáng mặt trời khiến một trong ba người phải hắt hơi”. Sự nhạy cảm ánh sáng là do di truyền nên chúng ta lại có thêm một lý do nữa có thể “đổ lỗi’ cho cha mẹ!
Khi bạn quan hệ tình dục, bạn sẽ hắt hơi? Điều này có thể xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự kích thích hệ thần kinh phó giao cảm dẫn phát tín hiệu trong một vài người, không chỉ giúp họ vui vẻ, mà còn khiến họ hắt hơi khi cuộc yêu kết thúc.
Cự đà hắt hơi thường xuyên hơn so với các động vật khác, theo nghiên cứu của Patti Wood. Hắt hơi là cách chúng thải muối ra khỏi cơ thể và muối là kết quả của quá trình tiêu hóa của chúng.
Thạc sĩ Kao gợi ý: “Bạn có thể cố gắng thở bằng miệng và bóp mũi lại”. Mà điều này có vẻ không dễ làm cho lắm bạn nhỉ?
Bên cạnh những sự thật thú vị này, bạn có thể nghe rất nhiều điều mê tín về hắt hơi. Ví dụ như trái tim bạn sẽ ngừng đập khi bạn hắt hơi là không đúng. Khi ngực bạn co thắt vì hắt hơi, lưu lượng máu của bạn giảm đột ngột, kết quả là nhịp tim có thể thay đổi, nhưng chắc chắn là nó không ngừng đập.
Có một số người lại “hù dọa’ rằng nhãn cầu của bạn có thể bật ra khỏi đầu bạn khi hắt hơi. Hầu như mọi người đều nhắm mắt khi họ hắt hơi, nhưng nếu bạn mở mắt thì đôi mắt bạn vẫn cố định trong đầu thôi. Thạc sĩ Kao khẳng định rằng khi bạn hắt hơi có thể huyết áp tại mắt sẽ tăng nhẹ, nhưng mà không đủ để tống nhãn cầu bạn ra khỏi đầu.
Patti Wood cũng được biết một quan điểm dân gian rằng nếu bạn hắt hơi, sẽ có khách đến, và nếu con mèo của bạn hắt hơi, tức là trời sắp mưa đấy. Wood giải thích, trong ngôn ngữ Hy Lạp, từ hắt hơi là “pneuma”, nghĩa là “linh hồn hay tinh thần”. Đây như là một lời chúc tốt đẹp sau khi có ai đó hắt hơi, vì: “Lời chúc sau khi hắt hơi là do tổ tiên tin rằng hắt hơi là một trải nghiệm gần với cái chết, một lời chúc sẽ ngăn linh hồn họ rời khỏi cơ thể và ngăn cản quỷ dữ xâm nhập”.
Còn bạn thì sao? Đừng vội tin vào những “điềm báo’ bí ẩn mỗi khi hắt hơi nhé. Thật ra, đây chỉ là một cơ chế phản xạ của cơ thể bắt nguồn từ hệ thần kinh của bạn!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Phiên bản hiện tại
16/03/2021
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật bởi: Ngà Trương
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh