backup og meta

Bật mí cách sử dụng thuốc giảm đau an toàn cho người có vấn đề về huyết áp

Bật mí cách sử dụng thuốc giảm đau an toàn cho người có vấn đề về huyết áp

Một số loại thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng không mong muốn là tăng huyết áp. Nếu không để ý trong thời gian dài, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ gặp biến cố tim mạch. (1) Tuy vậy, ảnh hưởng trên huyết áp của các loại thuốc giảm đau không giống nhau. Mỗi thuốc NSAIDs có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp rất khác nhau, có thuốc làm tăng huyết áp nhiều hơn so với thuốc khác hoặc can thiệp đến quá trình kiểm soát huyết áp. (12)

Tăng huyết áp tạm thời là một trong những tác dụng phụ được ghi nhận khi sử dụng các thuốc giảm đau không gây nghiện (thuốc giảm đau không opioid) như paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs). (1)

Bên cạnh đó, tăng huyết áp là một bệnh lý phổ biến, ước tính trong năm 2015 có 1,13 tỷ người trên thế giới mắc phải căn bệnh này. (2) Vậy người bị tăng huyết áp cần lưu ý gì khi phải sử dụng các thuốc giảm đau?

Paracetamol và NSAIDs: nhóm thuốc giảm đau nào tốt hơn cho người cần kiểm soát huyết áp?

Cơ chế gây ra tác dụng phụ trên huyết áp của các thuốc giảm đau này được cho là có liên quan đến việc giữ muối, nước và tác dụng gây co mạch. (1)

Paracetamol

Bên cạnh đó, paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến dùng để giảm đau từ nhẹ đến trung bình cùng các triệu chứng cảm lạnh, hạ sốt. (3)

Đối với các chế phẩm paracetamol sủi bọt, trong thành phần tá dược có chứa muối Na+ cũng góp phần gây ảnh hưởng đến huyết áp khi sử dụng. (3)

Không những vậy, nhiều tài liệu cũng đã ghi nhận độc tính cấp trên gan khi sử dụng paracetamol quá liều. (3, 8)

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Các thuốc NSAIDs bao gồm cả nhóm ức chế không chọn lọc và ức chế chọn lọc COX-2 đều gây ra tác dụng phụ trên huyết áp. (1)

NSAIDs có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các nhóm thuốc hạ huyết áp như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu. (4)

Đã có ý kiến cho rằng paracetamol sẽ là thuốc giảm đau thay thế an toàn hơn cho NSAIDs ở những người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, tác động chung của paracetamol lên huyết áp vẫn chưa rõ ràng và cần có nhiều bằng chứng nghiên cứu hơn nữa để đưa ra kết luận. (3)

Vậy người có vấn đề về huyết áp có thể sử dụng thuốc NSAIDs được không?

Như đã đề cập ở trên, cả thuốc NSAIDs không chọn lọc và ức chế chọn lọc COX-2 đều có khả năng làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc trong nhóm này đều gây ảnh hưởng đến huyết áp như nhau. (12)

Một vài nghiên cứu cho thấy indomethacinnaproxen làm tăng huyết áp nhiều nhất. (6) Trong các NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2 thì rofecoxib là thuốc duy nhất gây tăng huyết áp liên tục. (4)

Không những thế, một số thuốc điều trị tăng huyết áp cũng có thể tương tác với NSAIDs gây ra tác dụng không mong muốn trên huyết áp. Chẳng hạn, một loại thuốc hạ huyết áp là thuốc chẹn beta nếu dùng chung với NSAIDs có thể gây tăng đáng kể huyết áp động mạch trung bình ở tư thế nằm. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy một loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác là thuốc chẹn kênh canxi lại ít bị NSAIDs ảnh hưởng hơn. (4)

sử dụng thuốc giảm đau cho người bệnh huyết áp
Ảnh: Shutterstock – 238688122

Làm sao để sử dụng thuốc giảm đau an toàn khi có bệnh huyết áp?

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) vẫn là nhóm thuốc giảm đau được kê đơn phổ biến. (6) Dù cho chúng có nguy cơ gây tăng huyết áp, đặc biệt là ở người cần phải kiểm soát huyết áp nhưng khả năng tác động lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại thuốc NSAIDs được chỉ định và bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến huyết áp như nhóm thuốc kiểm soát tăng huyết áp, béo phì, giới tính, độ tuổi. (4)

Không những thế, các thuốc điều trị tăng huyết áp cũng có khả năng tương tác với NSAIDs không giống nhau. Nguy cơ gây ra tác dụng phụ trên huyết áp dường như thấp hơn khi người bệnh sử dụng thuốc chẹn kênh canxi. (4)

Khi huyết áp tâm trương tăng thêm 5mmHg có thể làm tăng tới 40% nguy cơ đột quỵ và 25% nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ. Cả NSAIDs không chọn lọc và ức chế chọn lọc COX-2 đều có khả năng làm tăng huyết áp tâm trương thêm 3,5mmHg. Vì vậy, nếu người bệnh tăng huyết áp tiếp tục dùng NSAIDs trong thời gian dài mà không chú ý thì có thể tăng cả nguy cơ bị đột quỵ và thiếu máu cơ tim cục bộ. (4)

Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ đầy đủ tình trạng sức khỏe của mình và những thuốc đang sử dụng để được thay đổi sang các loại thuốc an toàn hơn. Khi được chỉ định dùng NSAIDs cho người bệnh tăng huyết áp hay người cao tuổi, đo huyết áp thường xuyên là việc làm cần thiết trong những tuần đầu điều trị. (7)

Lưu ý ở người mắc đồng thời thoái hóa khớp và tăng huyết áp

Tăng huyết áp và thoái hóa khớp thường xuất hiện cùng nhau. Trong 100 bệnh nhân thoái hóa khớp, gần 40 bệnh nhân được chẩn đoán mắc đồng thời bệnh tăng huyết áp (9). Vậy, đối với người mắc đồng thời thoái hóa khớp và tăng huyết áp, cần dùng thuốc giảm đau kháng viêm như thế nào?

Đầu tiên, tất cả các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) đều có thể làm tăng huyết áp ở những người có huyết áp cao hoặc đã ổn định. (10) Do vậy, nếu bị đồng thời cả bệnh viêm khớp và tăng huyết áp, bạn cần hỏi kĩ bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau kháng viêm nào. Đặc biệt, một số loại thuốc ức chế COX-2 bị chống chỉ định ở bệnh nhân có huyết áp trên 140/90 mmHg hoặc không ổn định. (11) Vì vậy, ngoài việc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, bạn cũng cần đọc kĩ thông tin tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi dùng.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Hypertension and Analgesic Intake: Light and Shade on an Old Problem. https://www.revespcardiol.org/en-hypertension-analgesic-intake-light-shade-articulo-13148593.

2. Hypertension. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension.

3. A systematic review of the effect of paracetamol on blood pressure in hypertensive and non‐hypertensive subjects. https://bpspubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/bcp.12032.

4. The effects of nonsteroidal anti-inflammatory drugs on blood pressure in hypertensive patients. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21646872.

5. The impact of nonsteroidal anti-inflammatory drugs on blood pressure, with an emphasis on newer agents. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0149291803900038.

6. A Meta-analysis of the Effects of Nonsteroidal Anti-inflammatory Drugs on Blood Pressure. https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/653016.

7. Nonsteroidal anti-inflammatory drugs and hypertension. The risks in perspective. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8808162.

8. Long-term adverse effects of paracetamol – a review. https://bpspubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/bcp.13656.

9. Treatment Strategies for Osteoarthritis Patients with Pain and Hypertension. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3383517/.

10. COX-2 selectivity alone does not define the cardiovascular risks associated with non-steroidal anti-inflammatory drugs. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=18207021.

11. Etoricoxib (Arcoxia): be aware of hypertension risk. https://www.nps.org.au/radar/articles/etoricoxib-arcoxia-be-aware-of-hypertension-risk.

12. The Impact of Nonsteroidal Anti-inflammatory Drugs on Blood Pressure, with an Emphasis on Newer agents. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0149291803900038.

Phiên bản hiện tại

28/05/2021

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | New Office Introduction

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tổng quan về thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 28/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo