- Chấn thương khớp vai. Xương gãy, trật khớp (khi đầu xương cánh tay trật ra khỏi ổ cắm), chấn thương hoặc phẫu thuật nghiêm trọng có thể gây tổn thương khớp vai. Các tổn thương cuối cùng có thể dẫn đến viêm xương khớp vai. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm sau chấn thương.
- Căng khớp vai và chấn thương mãn tính. Những người có công việc hoặc thói quen sử dụng vai nhiều như khuân vác đồ nặng, vận động viên bóng rổ… có thể gặp phải chấn thương nhỏ ở khớp vai. Những chấn thương nhỏ này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp vai.
- Tuổi cao. Thoái hóa khớp vai thường ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi. Tỷ lệ viêm xương khớp có triệu chứng tăng theo tuổi vì theo thời gian các khớp vai bị hao mòn khiến sụn mỏng và trở nên kém linh hoạt.
- Khiếm khuyết bẩm sinh. Cấu trúc xương yếu cũng làm cho một số người dễ bị trật khớp vai, có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp.
- Viêm khớp tự miễn hoặc bệnh khác. Viêm khớp tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, có tiền sử bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng hoặc rối loạn chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp vai.
- Giới tính. Viêm khớp glenohumeral phổ biến hơn ở phụ nữ.
- Béo phì. Mặc dù vai không phải là khớp chịu trọng lượng, nghiên cứu cho thấy những người thừa cân có nhiều khả năng bị viêm khớp vai. Béo phì có liên quan đến viêm toàn thân cấp thấp, có thể góp phần vào sự phát triển của viêm xương khớp.
- Di truyền. Tương tự như chiều cao và màu tóc, khả năng một người bị viêm xương khớp vai cũng liên quan đến di truyền. Mặc dù chưa xác định được mức độ chính xác của các yếu tố di truyền, nhưng người có thành viên trong gia đình bị viêm khớp sẽ có nguy cơ cao hơn mắc tình trạng này.
Một người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ở trên vẫn có thể bị viêm khớp vai. Tương tự như vậy, một số người có tất cả các yếu tố trên vẫn có thể không mắc viêm khớp.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán thoái hóa khớp vai?

Để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp vai, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh, kiểm tra thể chất và nếu cần thiết, yêu cầu là xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm y tế.
Quá trình chẩn đoán có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây đau vai, như viêm bao hoạt dịch vai, hội chứng chạm mỏm cùng vai, đông cứng vai và rách rotator cuff.
Đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn đề
Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh mô tả công việc, hoạt động hàng ngày, thói quen của mình và tiền sử chấn thương vai. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu họ diễn tả các triệu chứng ở vai, đặc tính cơn đau, giới hạn phạm vi chuyển động, cũng như điều gì làm cho các triệu chứng tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Việc miêu tả rõ các triệu chứng rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!