8. Đau chân
Đau ở bàn chân hoặc mắt cá chân có thể là triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến. Người bị viêm khớp vảy nến thường tiến triển thành viêm điểm bám gân, tức là những nơi gân bám vào xương. Bệnh có xu hướng xuất hiện dưới dạng đau, sưng ở gót chân (viêm gân Achilles) hoặc dưới bàn chân (viêm cân gan chân).
9. Đau khuỷu tay cũng có thể là triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến
Tình trạng viêm điểm bám gân cũng có thể ảnh hưởng đến khuỷu tay. Bệnh nhân thường bị đau, cứng và khó cử động khuỷu tay.
10. Giảm phạm vi chuyển động
Một triệu chứng được cho là biểu hiện của bệnh viêm khớp vảy nến là giảm phạm vi chuyển động của một số khớp. Người bệnh có thể thấy khó khăn hơn khi mở rộng cánh tay, khuỵu gối hoặc gập người về phía trước. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp vấn đề khi sử dụng ngón tay. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
11. Một dấu hiệu bệnh viêm khớp vảy nến khác là mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi hay kiệt sức là một triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến phổ biến. Người bệnh có thể bắt đầu gặp khó khăn trong việc ngủ ngon giấc và đôi khi bị sốt nhẹ.
Cách làm giảm triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến

Hiện nay, bệnh viêm khớp vảy nến vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên mục tiêu chữa trị chính là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tối đa các tổn thương khớp xương. Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý các điều sau:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý bỏ điều trị hoặc tự điều trị bằng các loại thuốc không được bác sĩ khuyên dùng.
- Thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh.
- Giảm đau bằng cách sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh. Bạn có thể chườm vài lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 phút.
- Chú ý bảo vệ các khớp xương bằng cách thay đổi phương pháp thực hiện các công việc và hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực tới khớp.
- Duy trì cân nặng hợp lý sẽ hạn chế tải trọng quá mức cho khớp, giúp giảm đau và dễ dàng di chuyển khớp hơn. Cách tốt nhất để giữ cân nặng hợp lý là tăng lượng chất dinh dưỡng tiêu thụ và giới hạn lượng calo trong chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Duy trì thói quen tập thể dục: Đạp xe, bơi lội, đi bộ là những bài tập ít tạo áp lực lên các khớp, đồng thời cũng giúp các khớp linh hoạt và cải thiện sức mạnh cơ bắp.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Bạn không nên làm việc quá lâu hoặc tập thể dục quá sức. Việc này có thể khiến khớp xương trở nên đau và mệt mỏi hơn thay vì cải thiện các dấu hiệu bệnh viêm khớp vảy nến. Bạn hãy chia các hoạt động thể dục thể thao hoặc làm việc thành các khoảng thời gian ngắn và nghỉ ngơi xen kẽ để luôn duy trì thể chất và tâm trạng tốt nhất.
Viêm khớp vảy nến không phải là một căn bệnh lạ nhưng vì các triệu chứng không rõ ràng ban đầu mà bệnh nhân có thể bỏ qua. Điều này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, nếu phát hiện bất cứ triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến nào, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để sớm chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!