Ngoài ra, steroid cũng có thể giúp bạn kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây tăng cân, tăng huyết áp, tăng đường huyết và giảm độ chắc khỏe của xương.
Các thuốc chống thấp khớp (DMARD) giúp làm chậm quá trình phá hủy sụn và xương. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, bạn phải xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra huyết áp và mắt thường xuyên để tránh những tác dụng phụ không mong muốn mà các loại thuốc này gây ra.
Ưu và nhược điểm của việc điều trị cơ xương khớp bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc có thể đem lại tác dụng nhanh, người bệnh được điều trị phù hợp với căn bệnh của mình. Các loại thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
-
Vật lý trị liệu

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị một liệu trình vật lý trị liệu giúp bạn vượt qua những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm khớp:
- Thủy liệu pháp với các bài tập trong nước ấm
- Vật lý trị liệu với các bài tập cụ thể phù hợp với tình trạng của bạn, giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Trị liệu nghề nghiệp: tư vấn kế hoạch giúp bạn vượt qua những hạn chế về thể chất liên quan đến bệnh khiến việc thực hiện công việc thường ngày khó khăn hơn, đồng thời cung cấp các kỹ thuật để giảm bớt áp lực lên các khớp và ngăn ngừa tổn thương.
Ưu và nhược điểm của việc điều trị cơ xương khớp bằng vật lý trị liệu
Phương pháp này có hiệu quả kéo dài hoặc thậm chí có những bệnh còn khỏi hẳn sau khi tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, việc điều trị bằng phương pháp này còn giúp bạn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp này, người bệnh cần phải có sự kiên nhẫn bởi thời gian điều trị thường kéo dài và phải tuân thủ nghiêm túc chế độ sinh hoạt, làm việc và chế độ dinh dưỡng.
-
Phẫu thuật viêm khớp
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các khớp bị tổn thương nghiêm trọng, gây đau đớn dữ dội nhưng những biện pháp điều trị khác không có hiệu quả. Phẫu thuật can thiệp kịp thời có thể giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp, làm chậm quá trình phát triển hay tái phát. Các phương pháp phẫu thuật gồm cắt bỏ tủy xương, phẫu thuật tái tạo, phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật làm cứng khớp gối nhằm tạo sự liền xương của xương đùi và xương chày…
Ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật có thể giúp giảm cơn đau, làm giảm sự tiến triển của bệnh và giúp bạn sinh hoạt thuận tiện hơn. Tuy nhiên, mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật nhưng nguy cơ biến chứng vẫn còn. Vì vậy, trong quá trình khám, bạn nên đặt ra các câu hỏi về biến chứng sau phẫu thuật để có thể lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp.
-
Điều trị bằng Đông y
Hiện nay, người bị cơ xương khớp tìm đến các liệu pháp điều trị có nguồn gốc thiên nhiên như Đông dược, thực phẩm chức năng, lá mật gấu, lá bưởi, chườm nóng lạnh, xoa bóp… Dù vậy, bạn vẫn không nên tự ý sử dụng Đông dược. Nếu có ý định điều trị bằng phương pháp này thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền uy tín để được tư vấn chính xác. Trong những trường hợp cần thiết, bạn sẽ được điều trị kết hợp Đông và Tây y để mang lại hiệu quả cao và an toàn nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!