backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Xét nghiệm canxi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Xét nghiệm canxi

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm canxi là gì?

Xét nghiệm canxi trong máu là xét nghiệm để kiểm tra nồng độ canxi trong cơ thể mà không được lưu trữ ở xương. Canxi được coi là khoáng chất phổ biến nhất trong cơ thể và là một trong những chất quan trọng nhất. Cơ thể chúng ta cần canxi để phát triển và phục hồi xương cũng như răng, giúp dây thần kinh làm việc, làm cho cơ bắp co lại với nhau, giúp đông máu và tim làm việc. Hầu như tất cả canxi trong cơ thể được lưu trữ ở xương.

Thông thường nồng độ canxi trong máu được kiểm soát cẩn thận. Khi nồng độ canxi trong máu xuống thấp (giảm canxi máu), xương phóng thích canxi để đưa nó trở lại nồng độ trong máu bình thường. Khi nồng độ canxi trong máu cao (tăng canxi máu), canxi dư thừa được lưu trữ trong xương hoặc thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân. Lượng canxi trong cơ thể phụ thuộc vào lượng:

  • Canxi bạn nhận được trong thức ăn;
  • Canxi và vitamin D mà ruột hấp thụ;
  • Photphat trong cơ thể;
  • Một số hormone bao gồm hormone tuyến cận giáp, calcitonin và estrogen trong cơ thể.

Vitamin D và các hormone này giúp kiểm soát lượng canxi trong cơ thể. Chúng cũng kiểm soát lượng canxi bạn hấp thụ từ thức ăn và lượng thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm canxi?

Bạn nên thực hiện xét nghiệm canxi vì vài lý do sau:

  • Xét nghiệm sau khi ghép thận;
  • Để tìm nguyên nhân khi xét nghiệm điện tâm đồ bất thường;
  • Để kiểm tra xem có vấn đề nào ở tuyến cận giáp hoặc thận, một số loại ung thư và các vấn đề về xương hay viêm tuyến tụy (viêm tụy);
  • Để xem liệu các triệu chứng của bạn có phải bị gây ra do canxi trong máu quá thấp. Những triệu chứng có thể bao gồm đau cơ, chuột rút, co giật và ngứa ran ở các ngón tay và xung quanh miệng;
  • Để xem liệu các triệu chứng của bạn có phải được gây ra do canxi trong máu quá cao. Những triệu chứng có thể bao gồm yếu ớt, thiếu năng lượng, không muốn ăn, buồn nôn và nôn, táo bón, đi tiểu nhiều, đau bụng hoặc đau xương;
  • Là một phần của xét nghiệm máu thường quy.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên lưu ý những gì trước khi thực hiện xét nghiệm canxi?

Trước khi tiến hành xét nghiệm này, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không uống bổ sung canxi 8-12 giờ trước khi xét nghiệm canxi máu. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn không nên ăn hoặc uống cái gì trước khi xét nghiệm;
  • Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc không kê đơn và kê đơn mà bạn dùng.

Quy trình thực hiện

Quy trình xét nghiệm canxi gồm những bước nào?

Bác sĩ sẽ quấn một băng thun xung quanh cánh tay của bạn để ngăn chặn dòng chảy của máu, điều này làm cho các tĩnh mạch phía dưới băng lớn hơn vì vậy sẽ đâm kim vào tĩnh mạch dễ dàng hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ sát trùng nơi tiêm với alcohol, đâm kim vào tĩnh mạch (có thể phải đâm kim nhiều lần)

Khi máu được hút vào đầy ống tiêm, bác sĩ sẽ gỡ bỏ băng thun ở cánh tay và đặt một miếng gạc hoặc bông cotton lên chỗ đâm kim khi kim được rút ra, sau đó băng lại.

Những ảnh hưởng bạn có thể mắc trong quá trình làm xét nghiệm canxi?

Mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay và một băng thun được quấn quanh cánh tay. Do đó, bạn có thể cảm thấy bị quấn chặt và khó chịu. Bạn có thể không cảm thấy gì khi tiêm hoặc có thể cảm thấy bị châm chích nhẹ.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm canxi?

Rất ít vấn đề xảy ra từ việc lấy mẫu máu tĩnh mạch.

Đầu tiên, bạn có thể có một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt nguy cơ bị bầm tím bằng cách đè tại chỗ trong vài phút.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tĩnh mạch có thể sưng lên sau khi lấy máu, vấn đề này được gọi là viêm tĩnh mạch. Bạn nên sử dụng một miếng gạc ấm vài lần trong ngày để giải quyết tình trạng này

Ngoài ra, tình trạng chảy máu liên tục có thể là một vấn đề đối với một số bệnh nhân có rối loạn đông máu. Một số loại thuốc như aspirin, warfarin (Coumadin®) và các loại thuốc kháng đông khác có thể làm chảy máu. Nếu bạn bị chảy máu hoặc các vấn đề về đông máu hoặc nếu bạn đang dùng thuốc kháng đông, hãy cho bác sĩ của bn biết trước khi lấy máu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về xét nghiệm canxi, vui lòng hỏi bác sĩ để hiểu rõ hơn các chỉ dẫn.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Bạn nên lưu ý rằng các phòng xét nghiệm có thể có kết quả khác nhau trong giá trị bình thường của canxi máu. Nhìn chung, nồng độ bình thường của canxi là khoảng 8,8-10,4 mg mỗi decilít (mg/dl) hoặc 2,2-2,6 millimol mỗi lít (mmol/l).

Giá trị canxi máu bình thường thấp hơn ở người lớn tuổi.

Nồng độ canxi cao có thể được gây ra bởi:

  • Cường cận giáp;
  • Ung thư bao gồm ung thư đã di căn vào xương;
  • Lao;
  • Nghỉ ngơi tại giường trong một thời gian dài sau khi bị gãy xương;
  • Bệnh Paget.
  • Nồng độ canxi thấp có thể được gây ra bởi:
  • Nồng độ albumin protein máu thấp (giảm albumin máu);
  • Suy tuyến cận giáp;
  • Nồng độ phosphat trong máu cao, có thể được gây ra bởi suy thận, sử dụng thuốc nhuận tràng và những thứ khác;
  • Suy dinh dưỡng gây ra bởi các bệnh như bệnh celiac, viêm tụy và nghiện rượu.
  • Nhuyễn xương.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo