Triệu chứng ung thư hạch bạch huyết
Một triệu chứng điển hình của ung thư hạch bạch huyết là sưng hạch bạch huyết ở háng, nách hoặc cổ. Các hạch bạch huyết sưng có thể đè lên các cơ quan khác, gây ra các tình trạng như đau ngực/khớp/xương, thở nông và ho.
Ngoài ra, bạn còn có thể mắc một số triệu chứng khác của ung thư hạch bạch huyết như:
- Đổ mồ hôi đêm
- Sốt
- Ngứa da
- Sụt cân không rõ lý do.
Triệu chứng đa u tủy
Loại ung thư máu này ảnh hưởng đến các tương bào có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng. Trong đa u tủy xương, số lượng tương bào trong tủy xương tăng đột biến. Các tế bào cũng có thể tiết ra một số protein gây hại cho các cơ quan khác của cơ thể. Những triệu chứng phổ biến liên quan đến tình trạng này bao gồm:
- Đau xương
- Tăng canxi máu hoặc tăng nồng độ canxi trong máu và các triệu chứng liên quan đến tình trạng này bao gồm yếu cơ, mất cảm giác ngon miệng và táo bón (ở một số người)
- Protein có thể làm tổn thương các dây thần kinh và gây đau, yếu và tê ở chân và cánh tay.
- Thiếu máu
- Suy thận

Ung thư máu có chữa được không tùy thuộc vào giai đoạn bệnh
Để biết bị ung thư máu có chữa được không, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn ung thư máu để có thể đưa ra tiên lượng. Có rất nhiều cách để xác định giai đoạn ung thư, phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ lan tràn. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chia ung thư máu thành 4 giai đoạn chính sau:
- Ung thư máu giai đoạn đầu. Ung thư máu giai đoạn đầu có chữa được không? Trong ung thư máu giai đoạn đầu, các hạch bạch huyết phì đại do các tế bào bạch huyết tăng lên đột ngột. Mức độ nguy hiểm của giai đoạn này rất thấp do ung thư chưa di căn hay ảnh hưởng đến các cơ quan khác nên tiên lượng cũng khả quan hơn. Nhiều người bệnh sẽ đặt kỳ vọng khi xem xét ung thư máu có chữa được không khi còn ở giai đoạn đầu.
- Ung thư máu giai đoạn 2. Ung thư máu giai đoạn 2 có chữa được không? Ở giai đoạn 2, lá lách, phổi và hạch bạch huyết sẽ phì đại. Mặc dù các vấn đề ở những cơ quan này có thể không xảy ra cùng lúc, nhưng chắc chắn bạn sẽ bị phì đại ở một trong những cơ quan trên. Cũng trong ung thư máu giai đoạn 2, số lượng tế bào bạch huyết tăng rất cao.
- Ung thư máu giai đoạn 3. Trong ung thư máu giai đoạn 3, các triệu chứng thiếu máu sẽ xuất hiện và các cơ quan gan, lá lách và hạch bạch huyết vẫn phì đại.
- Ung thư máu giai đoạn cuối. Có thể nói ung thư máu giai đoạn cuối có mức độ nguy hiểm nhất và tiên lượng xấu nhất. Số lượng tiểu cầu giảm nhanh chóng. Đồng thời, các tế bào ung thư bắt đầu ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan phổi, lá lách và hạch bạch huyết. Tình trạng thiếu máu trong giai đoạn này sẽ trở thành cấp tính.
Bệnh ung thư máu có chữa được không?

Với mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhiều người thường lo lắng không biết ung thư máu có chữa được không? Không có một câu trả lời chính xác cho vấn đề này, bởi có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến tiên lượng bệnh. Trong đó có thể bao gồm:
- Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng
- Loại bệnh ung thư máu
- Giai đoạn được chẩn đoán
- Tuổi tác và sức khỏe của bệnh nhân
- Khả năng đáp ứng với điều trị.
- Cũng như tình hình kinh tế.
Ung thư máu có chữa khỏi được không? Thực tế, ngày nay chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư, trong đó có ung thư máu. Các phương pháp điều trị ung thư máu chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Ung thư máu có chữa được không và việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư máu sẽ phụ thuộc loại ung thư, tuổi tác, giai đoạn bệnh và các yếu tố khác. Một số phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến như:
- Ghép tế bào gốc. Bác sĩ sẽ đưa các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh vào cơ thể. Các tế bào gốc khỏe mạnh có thể được lấy từ tủy xương, máu lưu thông và máu cuống rốn.
- Hóa trị. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống ung thư để can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị ung thư máu đôi khi liên quan đến việc dùng nhiều loại thuốc cùng nhau trong một phác đồ điều trị. Bạn cũng có thể làm hóa trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
- Xạ trị. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để giảm đau hoặc khó chịu. Bạn cũng có thể làm xạ trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
- Phẫu thuật điều trị để loại bỏ các hạch bạch huyết hoặc cơ quan bị u lympho ảnh hưởng.
- Liệu pháp nhắm trúng đích. Bác sĩ sẽ dùng thuốc đặc hiệu tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư mà không làm hại đến tế bào khác. Phương pháp này phù hợp để điều trị bệnh bạch cầu.
- Liệu pháp miễn dịch. Liệu pháp này kích hoạt hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.
Cách tốt nhất để bạn có thể phát hiện ung thư máu kịp thời và điều trị ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng là làm tầm soát ung thư định kỳ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã có cái nhìn toàn diện về căn bệnh nguy hiểm này và hiểu rõ vấn đề ung thư máu có chữa được không để bớt lo lắng nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!