backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/08/2021

Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?

Rối loạn tiêu hóa gây ra các triệu chứng khiến người bệnh khó chịu và xấu hổ. Nếu không chữa trị triệt để có thể dẫn đến các bệnh mãn tính nghiêm trọng hơn.

Vậy nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá là gì và làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?

Hệ thống tiêu hóa là một phần rất phức tạp và rộng lớn từ miệng cho đến hậu môn. Hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ lọc bỏ các chất thải và hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết. Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn, làm người bệnh xấu hổ. Nếu không chữa trị triệt để, bệnh có thể dẫn đến các bệnh mạn tính nghiêm trọng hơn.

Các vấn đề tiêu hóa thường gặp bao gồm ợ nóng, viêm đường ruột và hội chứng kích thích ruột.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn đường tiêu hóa là gì?

Các triệu chứng của ợ nóng bao gồm khó chịu ở vùng ngực, ho khan, cảm thấy chua miệng, viêm họng và khó nuốt.

Những triệu chứng của viêm đường ruột bao gồm đau hoặc khó chịu ở vùng bụng; thay đổi về mức độ, tần suất và đặc điểm của chất thải khi đi đại tiện.

Hội chứng kích thích ruột gây ra các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy, mệt mỏi, rối loạn đại tiện, chán ăn và sụt cân, ra mồ hôi vào ban đêm, chảy máu trực tràng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa?

Một số nguyên nhân gây ra các bệnh ợ nóng, viêm đường ruột và hội chứng kích thích ruột bao gồm:

Ợ nóng

Ợ nóng do tình trạng axit thường xuyên trào ngược, quay trở về dạ dày hoặc vào thực quản gây ra.

Khi bạn nuốt, cơ vòng thực quản dưới (vòng tròn của cơ xung quang phần dưới cùng thực quản) nới lỏng để cho thức ăn và chất lỏng đi xuống dạ dày và đóng lại sau đó.

Tuy nhiên, nếu các cơ vòng thực quản dưới dãn bất thường hoặc yếu, axit dạ dày có thể chảy ngược vào trong thực quản, gây ra chứng ợ nóng. Đôi khi, tình trạng này gây phiền đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Viêm đường ruột

Các bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân gây ra viêm đường ruột. Các chuyên gia cho rằng việc kết hợp các vấn đề dưới đây đã gây ra viêm đường ruột:

  • Các vấn đề về vật lý như vấn đề trong truyền tín hiệu giữa não – ruột, khả năng vận động, nhạy cảm với các cơn đau, nhiễm trùng, các vi khuẩn trong đường ruột phát triển quá mức, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, di truyền học, dị ứng thức ăn;
  • Vấn đề sức khỏe tâm thần.

Hội chứng kích thích ruột

Bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng kích thích ruột. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền và vấn đề hệ thống miễn dịch có liên quan đến bệnh này.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề về sức khỏe thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ợ nóng, chẳng hạn như:

  • Béo phì;
  • Thoát vị cơ hoành dạ dày;
  • Mang thai;
  • Hút thuốc;
  • Khô miệng;
  • Hen suyễn;
  • Tiểu đường;
  • Liệt dạ dày;
  • Rối loạn các mô liên kết, chẳng hạn như xơ cứng bì.

Những yếu tố gây viêm đường ruột bao gồm:

  • Người dưới 45 tuổi;
  • Phụ nữ;
  • Bệnh sử gia đình về viêm đường ruột;
  • Vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng kích thích ruột, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác;
  • Chủng tộc;
  • Bệnh sử gia đình;
  • Hút thuốc;
  • Thuốc isotretinoin;
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, naproxen, diclofenac sodium và các loại khác.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn tiêu hóa?

Một số phương pháp dùng để chẩn đoán các bệnh về rối loạn tiêu hóa bao gồm:

Ợ nóng

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào tình trạng ợ nóng thường xuyên và các triệu chứng khác.

Bác sĩ sẽ xác định lượng axit trong thực quản bằng cách sử dụng thiết bị xét nghiệm li động đo lượng axit trong vòng 24 giờ.

Nếu mắc chứng ợ nóng và chuẩn bị phẫu thuật, bạn sẽ được làm một số xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Chụp phần trên của hệ tiêu hóa bằng tia X;
  • Nội soi giúp bác sĩ có thể kiểm tra bên trong thực quản cũng như dạ dày;
  • Xét nghiệm khả năng làm việc của thực quản.

Viêm đường ruột

Một số xét nghiệm dùng trong chẩn đoán bệnh viêm đường ruột bao gồm:

  • Xét nghiệm hình ảnh: như soi hậu môn và đại tràng sigma, nội soi đại tràng, chụp X-quang, chụp cắt lớp CT, chụp X-quang bụng đường tiêu hóa dưới;
  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: như dung nạp lactose, xét nghiệm hơi thở, máu và chất thải.

Hội chứng kích thích ruột

Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Xét nghiệm máu;
  • Các quy trình nội soi như nội soi đại tràng, nội soi hậu môn và đại tràng sigma, phần tiêu hóa trên, viên nang và nội soi bóng đôi;
  • Xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp tia X, chụp CT, cộng hưởng từ và chụp ruột non.
  • Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa?

    Các phương pháp dùng để điều trị bệnh rối loạn tiêu háo bao gồm:

    Ợ nóng

    Bạn có thể mua thuốc điều trị ợ nóng mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các thuốc không kê toa như:

    • Thuốc kháng axit: bao gồm các loại như Maalox®, Mylanta®, Rolaids®. Tác dụng phụ của thuốc như tiêu chảy và táo bón;
    • Thuốc kháng thụ thể H2: gồm cimetidine, famotidine, nizatidine, ranitidine;
    • Thuốc ứng chế bơm proton (PPIs): như esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole, rabeprazole;
    • Các loại thuốc hỗ trợ nhu động: bethanechol, metoclopramide. Các thuốc này có thể gây ra một số vấn đề nếu kết hợp với các loại thuốc khác, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà mình đang dùng;
    • Thuốc kháng sinh: bao gồm erythromycin, có thể giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn;
    • Phẫu thuật.

    Viêm  đường ruột

    Để điều trị viêm đường ruột, bạn cần tránh các chất chứa caffeine, giảm thiểu căng thẳng và dùng thuốc theo quy định của bác sĩ.

    Hội chứng ruột kích thích

    Một số phương pháp điều trị bệnh như sử dụng thuốc chống viêm, chất ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, các loại thuốc khác và phẫu thuật.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn đường tiêu hóa?

    Ợ nóng

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh ợ nóng nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Duy trì cân nặng ở mức bình thường;
    • Tránh mặc các loại quần áo bó sát;
    • Tránh các thực phẩm và đồ uống có thể kích thích ợ nóng;
    • Không nằm ngay sau khi ăn xong;
    • Kê cao đầu khi ngủ;
    • Không hút thuốc.

    Viêm đường ruột

    Các biện pháp giúp bạn kiểm soát viêm đường ruột như:

    • Ăn nhiều chất xơ;
    • Tránh các loại thức ăn gây nguy hiểm đến ruột;
    • Có triệu chứng ợ hơi nặng hơn khi ăn đậu, bắp cải, súp lơ và bông cải xanh. Các thức ăn nhiều chất béo cũng có nguy cơ mắc bệnh ở một số người. Nhai kẹo cao su hoặc dùng ống hút để uống thuốc có thể làm thông khí, gây ra ợ hơi;
    • Ăn đúng giờ;
    • Lưu ý các sản phẩm từ sữa;
    • Uống nhiều chất lỏng;
    • Tập thể dục thường xuyên;
    • Sử sụng thận trọng thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng.

    Hội chứng kích thích ruột

    Một số biện pháp sau sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh này:

    • Ăn kiêng;
    • Ăn nhiều bữa nhỏ;
    • Uống nhiều chất lỏng;
    • Xem xét dùng các loại vitamin tổng hợp;
    • Hút thuốc;
    • Tránh xa căng thẳng bằng cách tập thể dục, thư giãn thường xuyên và các bài tập hít thở.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/08/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo